Đau đầu vì con nửa đêm không ngủ, lý do khiến bố mẹ bất ngờ

(Kiến Thức) - Đau đầu vì con nửa đêm không ngủ. Khi biết được sự thật, bố mẹ Dabao Niuniu vô cùng bất ngờ.

Li Jin có hai người con. Trong khi em bé nếp ngủ không có gì đáng bàn thì cô chị Dabao Niuniu lại hay thức muộn. Có hôm, nửa đêm trẻ chưa ngủ khiến bố mẹ đau đầu.
Không chỉ ngủ muộn buổi tối, ban ngày cô bé 5 tuổi gần như không ngủ trưa. Nếu ở nhà, cô bé ăn nhanh rồi chạy quanh nhà như một động cơ nhỏ. Ở trường, cô giáo cũng khó lòng đưa con vào nếp cùng các bạn nên bỏ mặc bé.
Một lần, bố mẹ Niuniu mời bạn bè về nhà ăn uống. Có vị khách nhận thấy bất thường ở cô bé. Sau khi hỏi thói quen sinh hoạt hàng ngày của gia đình Li Jin, người khách nhận định cô bé rất thừa năng lượng, có chút tăng động. Chỉ khi được vui chơi thỏa sức, giải phóng hết năng lượng thì bé gái mới có thể đi vào giấc ngủ. Điều này giải thích bình thường con nửa đêm không ngủ nhưng những hôm được đi chơi, Niuniu có thể lên giường sớm.
Dau dau vi con nua dem khong ngu, ly do khien bo me bat ngo
 Đôi lúc, đang hào hứng với đồ chơi mà bố mẹ ép ngủ cũng khiến trẻ khó lòng đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
Từ trường hợp Niuniu, chuyên gia sức khỏe cho rằng cha mẹ nên chú ý đến con cái. Thay vì ép con ngủ bằng mọi giá, hãy quan sát để đưa ra giải pháp giải quyết căn nguyên vấn đề. Luẩn quẩn việc học ở trường rồi về nhà khiến Niuniu không thể “xả” năng lượng. Li Jin nên cho con tham gia các hoạt động như bơi lội, cầu lông, thể thao... để tiêu hao năng lượng của Niuniu.
Điều này vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ cũng như cảm xúc. Chỉ khi có giấc ngủ chất lượng mới có thể thúc đẩy sự hình thành các tế bào não của bé. Đây được xem là mắt xích quan trọng trong việc phát triển khả năng ghi nhớ.
Ngoài tình trạng giống Dabao Niuniu, trẻ khó ngủ đôi khi còn liên quan đến khó chịu về thể chất như ăn quá no hay không được khỏe. Chính vì vậy, đừng ép trẻ ngủ ngay sau bữa ăn. Lúc này, bố mẹ có thể hướng dẫn con đi lại trong nhà, chơi một lúc để thức ăn tiêu hóa bớt rồi mới đi ngủ. Nếu trẻ mệt, hãy hỗ trợ bằng cách đưa con đến gặp bác sĩ.
Đôi lúc, đang hào hứng với đồ chơi mà bố mẹ ép ngủ cũng khiến trẻ khó lòng đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Lúc này, thần kinh của bé vẫn ở trạng thái vô cùng hưng phấn. Để tốt cho trẻ, cha mẹ nên dành chút thời gian chơi cùng bé rồi tìm cách kết thúc trò chơi.
Ngoài ra, tạo môi trường ngủ ấm áp, kể chuyện trước khi ngủ, nói chuyện với bé về những gì đã xảy ra trong ngày, bật đèn ngủ hay cùng bé chuẩn bị chăn, gối... cũng giúp ích cho trẻ đi vào trạng thái nghỉ ngơi nhanh hơn.

Dấu hiệu nhận biết chứng bệnh tăng động ở người lớn

Không chỉ có trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể mắc phải chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là sự rối loạn chức năng hoạt động – hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý thường thấy ở trẻ nhỏ. Ở người trưởng thành, nếu thường xuyên có các biểu hiện như bị quá tải, mau quên và không thể kiểm soát cuộc sống…., có thể bạn cũng đã mắc hội chứng ADHD.

Cách người mẹ làm 2 con gái tăng động nằm im khiến ai cũng nể phục

Không cần phải quát mắng hay sử dụng đến biện pháp mạnh, người mẹ vẫn khiến 2 cô con gái mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác nằm im khiến mọi người nể phục.

Để kiềm chế sự tăng động của 2 cô con gái, cô Jessica D’Entremont sống tại Massachusetts đã nghĩ ra một cách làm có 1-0-2.

Tin mới