Bà Đinh năm nay 57 tuổi. Cách đây 2 năm, bà thi thoảng đại tiện phân loãng, có khi lại táo bón. Tình trạng diễn ra không thường xuyên nên bà không quan tâm nhiều. Vậy nhưng, từ đầu năm nay, bà Đinh cảm thấy không khỏe, các triệu chứng như đầy bụng, táo bón trở nên tồi tệ hơn. Bà còn thấy đau bụng, đầy hơi nhiều tháng liền. (Ảnh minh họa) |
Các triệu chứng của ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh đe dọa tính mạng.
Ung thư đại tràng thường không được chú ý vì các triệu chứng sớm nghèo nàn và ít gây sự chú ý với người bệnh.
Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng:
Đau bụng quặn cơn, ậm ạch đầy hơi, bí trung tiện, các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng;
Cảm giác rằng không đi ngoài hết phân, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài;
Mệt mỏi;
Giảm cân, thiếu máu không biết lý do;
Nhóm người dễ mắc ung thư đại tràng
Người cao tuổi
Giống nhiều bệnh lý khác, ung thư đại tràng thường gặp ở nhóm người cao tuổi.Tuy nhiên, American Cancer Society cho biết số lượng bệnh nhân ung thư đại tràng ngày càng trẻ hóa không rõ nguyên nhân.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thống kê trên 90% ca ung thư đại tràng xuất hiện ở người trên 50 tuổi.
Tiền sử bị polyp đại tràng, viêm ruột
Nhóm bệnh nhân có tiền sử bị polyp tuyến, viêm loét đại tràng, hội chứng Crohn (viêm nhiễm gây tổn thương sâu ở đường tiêu hóa), tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư.
Đây đều là các tình trạng viêm ruột trong thời gian dài, dễ dẫn đến tăng sinh tế bào quá mức (chứng loạn sản), hình thành khối u ác tính. Đặc biệt, khối polyp càng lớn, nhiều, nguy cơ mắc ung thư đại tràng càng cao. Nếu có tiền sử mắc các bệnh trên, bạn nên tầm soát ung thư khi còn trẻ và thường xuyên.
Mắc các hội chứng di truyền
Khoảng 5% người bị ung thư đại tràng là do di truyền những đột biến gene. Các hội chứng di truyền phổ biến liên quan ung thư đại tràng là Lynch (rối loạn di truyền trội do đột biến một trong 5 gen MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 và EPCAM) và đa polyp tuyến gia đình (di truyền gây ra bởi một khiếm khuyết trong gene ức chế khối u đa chức năng - APC).
Ngoài ra, các hội chứng di truyền hiếm gặp khác cũng tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng như Peutz-Jeghers, đa polyp liên quan gene MUTYH.
Người có chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thừa chất béo
Ngoài những yếu tố không thể cải thiện ở trên, lối sống thiếu khoa học cũng góp phần tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Chế độ ăn thiếu chất xơ, thừa chất béo khiến chúng ta thừa cân, mắc nhiều bệnh lý nền. Cân nặng quá khổ còn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng ở cả 2 giới, đặc biệt là đàn ông.
Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta nên hạn chế ăn thịt đỏ, tránh ăn đồ chiên, nướng hoặc thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Khẩu phần ăn hàng ngày nên cân bằng 4 nhóm dưỡng chất, bổ sung nhiều rau xanh, tránh tinh bột xấu và đường, đồ uống có gas.