Dấu hiệu người bị đột quỵ, cách sơ cứu không lỡ "thời gian vàng"

Nhiều người bệnh vẫn chủ quan khi thấy biểu hiện đột quỵ chưa rõ ràng, hoặc chỉ cho rằng bị trúng gió và sử dụng các phương pháp dân gian, làm chậm trễ thời gian điều trị.

Tôi nghe nhiều người nói mùa đông, thời tiết lạnh rất dễ xảy ra đột quỵ. Gia đình có bố mẹ, ông bà đều là người cao tuổi nên tôi khá lo ngại. Vậy dấu hiệu đột quỵ như thế nào và khi xuất hiện dấu hiệu đó, chúng ta phải xử lý ra sao?

Dau hieu nguoi bi dot quy, cach so cuu khong lo

Độc giả Hồng Anh (32 tuổi, Hà Nội)

Ths.Bs Trần Giáp - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Bệnh đột quỵ vô cùng nguy hiểm, bởi có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kể thời gian, không gian nào. 

Đối với người bị đột quỵ, từ khi khởi phát cơn đột quỵ, khoảng thời gian 6 giờ đầu là thời gian “vàng” để cấp cứu. Nếu người bệnh được chuyển đến bệnh viện trong 4-5 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ và được điều trị đặc hiệu bằng thuốc tiêu huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan. Ngược lại, nếu lỡ "thời gian vàng" cấp cứu đột quỵ, người bệnh có thể rơi vào hôn mê, tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.

Người bệnh khi đột quỵ sẽ có hiện tượng tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là xảy ra ở một bên cơ thể; có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt; cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động; xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng… 

Nếu nhận thấy bản thân hoặc người nhà có các triệu chứng đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa người bệnh vào viện nhanh nhất, sớm nhất có thể không đc trì hoãn, nếu trì hoãn sẽ làm cho cơ hội điều trị và cơ hội phục hồi sau đột quỵ của người bệnh giảm đi.

Khi người thân của bạn bị đột quỵ, trong thời gian chờ cấp cứu, bạn nên:

- Đỡ người bệnh nằm xuống để tránh bị ngã hay chấn thương. Trong trường hợp người bệnh bị chảy dãi hoặc nôn, cần làm sạch để người bệnh dễ thở. Tốt nhất là nằm nghiêng một bên với đầu nâng lên cao.

- Trong trường hợp người bệnh bị hôn mê, cần kiểm tra hơi thở xem người bệnh có bị khó thở hay ngừng thở không. Nếu khó thở, hãy nới lỏng quần áo.

- Tuyệt đối không cạo gió, bấm huyệt hay châm cứu.

- Tuyệt đối không ăn, uống hoặc tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Thời gian “vàng” để cấp cứu cho người đột quỵ rất quan trọng nhằm tránh các biến chứng và nguy cơ tử vong. 

Ngay cả người có các triệu chứng nhẹ, sau đó biến mất cũng cần hết sức cẩn thận. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ nặng có thể xảy ra sau đó một tuần hoặc lâu hơn.

Thời tiết nắng nóng, tắm đêm, tắm lạnh đột ngột có gây ra đột quỵ?

Trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, công việc căng thẳng hoặc đặc thù công việc làm khuya đã có một số trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi tắm đêm hoặc tắm lạnh đột ngột.

Đột quỵ (Stroke) hay tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.

Các loại đột quỵ chính:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.

Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

Nguyên nhân đột quỵ là gì?

Yếu tố có thể kiểm soát được:

+ Tăng huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.

+ Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

+ Hội chứng chuyển hóa: Ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.

+ Bệnh tim mạch: Suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.

+ Đái tháo đường.

+ Thiếu máu não thoáng qua.

Yếu tố không thể kiểm soát được

+ Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ tuy nhiên người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.

+ Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.

+ Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.

+ Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Đột quỵ có liên quan đến tắm đêm muộn hoặc tắm lạnh đột ngột?

Đang trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, công việc căng thẳng hoặc đặc thù công việc làm khuya, đã có một số trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi tắm đêm hoặc tắm lạnh đột ngột. Vậy đột quỵ và tắm lạnh vào ban đêm có liên quan với nhau không?

Về mặt dịch tễ học, cho thấy tỉ lệ bị đột quỵ thay đổi theo mùa. Tỷ lệ đột quỵ vào mùa đông cao hơn so với mùa hè. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn vào mùa đông và đột quỵ xuất huyết phổ biến hơn vào mùa xuân. Tiên lượng xấu với những bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông. Tỷ lệ tử vong cho thấy sự thay đổi theo mùa với đỉnh điểm vào mùa đông.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí dịch tễ học lâm sàng cũng cho thấy nhiệt độ giảm 5°C có liên quan đến việc tăng 7% số người nhập viện vì đột quỵ. Các tác giả cho rằng tỷ lệ đột quỵ cao là do thay đổi thành phần lipid, huyết áp và đông máu trong mùa đông. Tuy nhiên khi tắm lạnh và đặc biệt là tắm đêm do thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các yếu tố nguy cơ như Tăng huyết áp, Đái tháo đường, xơ vữa mạch máu… và đó là các nguyên nhân gây ra đột quỵ não.

Về mặt sinh lý bệnh, sự hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm và sự bài tiết catecholamine tăng lên khi phản ứng với nhiệt độ lạnh, có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim do tăng nhịp tim và sức cản mạch ngoại vi.

Hơn nữa, trong quá trình tắm đêm ngâm nước lạnh, nhiệt độ da giảm gây ra phản ứng hô hấp mạnh mẽ, được gọi là “sốc lạnh”, bao gồm thở hổn hển, tăng thông khí, giảm CO2, nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi và tăng huyết áp. Những phản ứng hô hấp này và những thay đổi sau tắm đêm trong lưu lượng máu não có thể dẫn đến chấn thương thần kinh, đột quỵ não.

Như vậy tắm đêm muộn, hay tắm quá lạnh vào ban đêm tuy không phải là nguyên nhân gây đột quỵ nhưng là các yếu tố thúc đẩy làm các yếu tố nguy cơ đột quỵ nặng hơn đo đó đột quỵ dễ xảy ra đặc biệt người cao tuổi, người có nhiều bệnh nền.

Điều trị đột quỵ như thế nào

Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ: Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất.

+ Từ 3 đến 4,5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.

+ Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối.

Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục. Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.

Vì đột quỵ não phần lớn không có dấu hiệu báo trước và diễn biến bất ngờ nên khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đột ngột méo miệng, nói khó, yếu tay chân, chóng mặt…bệnh nhân cần được đưa đến viện càng sớm càng tốt. Vì các biện pháp cấp cứu tốt nhất được thực hiện trong 3,5 – 4h đầu sau khi khởi phát “giờ vàng trong đột quỵ”.

BSCKI Bùi Thị Thu Hà (Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Sai lầm chết người trong cấp cứu người bệnh đột quỵ

Cạo gió, thoa dầu, uống trà đường… là những việc vô ích, làm mất cơ hội cứu sống người bệnh bị đột quỵ.

Tế bào thần kinh sẽ bị chết dần sau khi khởi phát đột quỵ. Cứ một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Vì thế, người đột quỵ cần được điều trị sớm nhất có thể.

Hai trường hợp thường gặp ở người đột quỵ

Người đàn ông bị đột quỵ khi đang ngồi làm việc

Trước khi vào bệnh viện, người đàn ông 40 tuổi ngồi làm việc bình thường tại cơ quan nhưng bất ngờ thấy đau đầu rồi gục xuống ghế, miệng nôn trớ.

Ngày 6/9, các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết đơn vị này đã cấp cứu cho nam bệnh nhân 40 tuổi bị chảy máu não nguy kịch.

Các bác sĩ cho hay bệnh nhân nặng 80 kg, cao 1,70 m, chỉ số khối cơ thể BMI là 27,7, có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều.

Tin mới