Xem toàn bộ ảnh
Rối loạn cương dương: Lượng đường trong máu cao gây tổn thương thần kinh và động mạch, nam giới có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao gấp 3 lần. Một nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Quốc tế cho thấy 89% nam giới bị tiểu đường sẽ mắc chứng rối loạn cương dương. |
Nấm "của quý": Đây là một trong những dấu hiệu tiểu đường ở nam giới bạn có thể không nghĩ đến. Nồng độ đường trong máu tăng lên sẽ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm.
|
Thường xuyên đi tiểu là một dấu hiệu tiểu đường mà ít người nghĩ đến. Tuy nhiên, thường xuyên đi tiểu cũng có thể là vấn đề ở tuyến tiền liệt. Do đó bạn nên thực hiện các bài kiểm tra y tế để biết chính xác bệnh tình của mình.
|
Mệt mỏi có thể là do lượng đường trong máu tăng lên. Mức insulin thích hợp cho phép glucose xâm nhập vào tế bào từ dòng máu tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nhưng khi các tế bào không thể hấp thụ đường sẽ không giải phóng năng lượng khiến bạn có thể cảm thấy kiệt sức.
|
Tiền sử gia đình: Trên thực tế, trong một nghiên cứu trên 8000 người, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì có nguy cơ đến 26% cũng mắc căn bệnh này
|
Giảm hoặc tăng cân không có lý do: Do cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân đái tháo đường dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn và gây tăng cân.
|
Đau ngực trong khi tập thể dục: Các vấn đề về chuyển hóa liên quan đến tiền tiểu đường như huyết áp cao làm bạn có nguy cơ cao hơn về các vấn đề như đau ngực hoặc thiếu máu cục bộ, đặc biệt là khi tập thể dục.
|
Xuất tinh sớm: Cùng với các vấn đề về sinh lý như rối loạn cương dương, có hội chứng chuyển hóa (khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2), tiểu đường cũng liên quan đến xuất tinh sớm. Đây có thể là một trong những dấu hiệu tiểu đường mà nam giới cần lưu ý.
|
Không có triệu chứng: Trong một nghiên cứu năm 2017, chỉ có 6% các bác sỹ có thể xác định được tất cả các yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân khi tiến hành sàng lọc. Do đó, bạn nên khám sức khoẻ hàng năm để có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh khác.
|
Nếu bạn đang gặp bất kỳ dấu hiệu bệnh tiểu đường, hãy khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra thường xuyên và đặc biệt nếu nhà bạn có tiền sử gia đình bị cao huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu đường. Ảnh: RD. |
Video "Những món ăn sáng đơn giản tốt cho người bị tiểu đường". Nguồn: CSHP.