Dầu khí và hành trình mất "ngôi vương"

Bắt đầu từ năm 2009, dầu thô “tạm biệt” ngôi vương về xuất khẩu nắm giữ nhiều năm trời. 

Kể từ 2012 đến nay, dầu thô ngày càng cách xa ngôi vị quán quân xuất khẩu, dù vẫn thu về nhiều tỷ USD cho ngân sách nhưng vị tri số 1 đã nhường lại cho những ứng cử viên đầy tiềm năng khác.
 
Trong một thời gian dài hàng chục năm, dầu khí luôn là khu vực đóng góp lớn cho kinh tế đất nước, xuất khẩu dầu thô luôn đứng vị trí số 1, 'ngôi vương' xuất khẩu của dầu thô là không thể cạnh tranh.
Năm 2007-2008, xuất khẩu dầu thô tiếp đà đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam với giá trị xuất khẩu lớn. Năm 2007 xuất khẩu dầu thô đạt 8,5 tỷ USD, đến năm 2008 con số này tăng lên hơn 10,5 tỷ USD.
Dầu thô đóng góp phần lớn vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, bình quân khoảng 15%. Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.
Theo số liệu của Công ty CP nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (Virac), bắt đầu từ năm 2009, sau 2 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dầu thô đã phải nhường lại ngôi đầu về xuất khẩu cho một ngành đầy tiềm năng khác là dệt may. Trong năm này, xuất khẩu dầu thô đạt 6,2 tỷ USD, trong khi xuất khẩu hàng dệt may lên tới 9 tỷ USD.
Đến năm 2010, dầu thô tụt từ vị trí số 2 xuống vị trí thứ 4 với giá trị xuất khẩu chỉ đạt 4,9 tỷ USD, xếp sau hàng dệt may (11,2 tỷ USD); giày dép (5,1 tỷ); thủy sản (4,95 tỷ).
Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, dầu thô ngày càng cách xa vị trí quán quân mà ngành hàng này từng nắm giữ nhiều năm. Thế chỗ cho dầu thô là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, với kim ngạch xuất khẩu tăng theo cấp số nhân. Sự hiện diện của các nhà máy tỷ đô của Samsung cùng các nhà sản xuất khác đã đưa mặt hàng điện thoại và linh kiện xếp vị trí quán quân từ 2013 đến nay. Từ chỗ chỉ xuất khẩu 12,6 tỷ USD của năm 2012, con số xuất khẩu điện thoại và linh kiện đat đạt mức 34,5 tỷ USD vào năm 2016, dự kiến chạm mốc trên 40 tỷ USD vào năm 2017.
Dầu thô từ vị trí “ngôi vương” những năm 2008 trở về trước đã lặng lẽ lùi về vị trí số 13 trên bảng xếp hạng các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô năm 2016, đứng sau điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép,...
Thậm chí, bắt đầu từ năm 2016 đến nay, xuất khẩu dầu thô đứng sau cả xuất khẩu rau quả.
Sự lao dốc của ngành dầu khí có nguyên nhân khách quan từ việc ngành dầu khí đứng trước thách thức trên phạm vi toàn thế giới.
 
Cụ thể, giá dầu thô có thời điểm đã tụt một nửa, từ mức 100 USD/thùng xuống 40-50 USD/thùng, có lúc xuống 30 USD/thùng. Điều này khiến không chỉ Việt Nam mà nguồn thu của các nước mạnh về dầu mỏ, như Nga, cũng sụt đi đáng kể. Giá dầu lao dốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến Venezuela rơi vào khủng hoảng khó gỡ.
Về mặt chủ quan, việc dầu thô mất ngôi quán quân còn do trữ lượng dầu mỏ có thể khai thác được đang giảm dần. Nhiều mỏ đã đến giới hạn khai thác khiến giá trị xuất khẩu khó lòng tăng được. Các mỏ Bạch Hổ, Sư Tử, Lan Tây,... sau 30-40 năm đã qua giai đoạn khai thác đỉnh, trong khi mỏ mới đưa vào khai thác chậm do nhỏ và thiếu vốn.
Một cán bộ ngành dầu khí thừa nhận rằng tiềm năng dầu khí của Việt Nam không thể so sánh với các cường quốc dầu khí thế giới, phần lớn nằm ở biển Đông. Trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 750 triệu tấn, nhưng đã khai thác đưa vào sử dụng hơn 430 triệu tấn.
Điều đáng lưu ý là, con số về trữ lượng có thể thay đổi, không phải con số tĩnh, trong khi số khai thác thực tế thì đã hơn một nửa so với trữ lượng ước đoán.
Không thể phủ nhận, nhờ đóng góp của dầu khí mà nước ta đã vượt qua bao khó khăn khi đất nước còn khó khăn. Còn ngày nay, cùng với sự mở cửa kinh tế phát triển các ngành sản xuất trong nước, việc dầu khí bị soán ngôi số 1 về xuất khẩu không phải là điều quá bi quan.
Một chuyên gia ngành dầu khí từng chia sẻ tại hội thảo chiến lược ngành dầu khí gần đây rằng: "Mặc dù là người làm dầu khí, nhưng tôi không mong muốn dầu khí chiếm 15-20% GDP. Không phải vì chúng tôi không có chí tiến thủ, mà dầu trữ lượng có vậy mà tỷ trọng lớn thì nền kinh tế của chúng ta có vấn đề".
“Tôi muốn ngành dầu khí phát triển, nhưng tôi muốn ngành khác còn phát triển hơn”, vị chuyên gia dầu khí tâm sự. Vì thế, đã có so sánh, nếu cố gắng tăng 1 triệu tấn dầu thô thì thà tăng 1 triệu khách du lịch còn hơn, bởi nó vừa xanh, vừa sạch, vừa an toàn.
Ngoài giá dầu, trữ lượng, dầu khí, năng lực quản trị, công nghệ, dầu khí còn phải đối mặt nhiều sóng gió khác nữa. Hiện dầu khí còn đang trong tâm bão dư luận khi hàng loạt cựu lãnh đạo cao nhất cùng hàng chục cán bộ bị khởi tố, bắt giam do các sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mất hơn nửa tỷ “đô”, nợ chồng chất

(Kiến Thức) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khiến nhiều người bất ngờ khi lợi nhuận sau thuế giảm sâu hơn nửa tỷ "đô" và còn nợ chồng chất.

Sau khi bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh sách các doanh nghiệp nhà nước vi phạm quy định về công bố thông tin theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP, mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán này, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2015 của Tập đoàn Dầu khí chỉ đạt 30.695 tỷ đồng, giảm 12.216 tỷ đồng (hơn nửa tỷ đô), tương ứng 28,5% so với năm 2014.

Điểm danh những sếp lớn dầu khí rơi vào đường tù tội

(Kiến Thức) -  Việc nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy bị khởi tố đang khiến dư luận xôn xao đã nối dài thêm danh sách những sếp lớn dầu khí "dính" vòng lao lý.

Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi
1. Khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy
Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan. Ảnh: Tuổi trẻ.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-2
Cùng ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc PVTEX; ông Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; ông Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX và ông Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC.KBC. Ảnh: Infonet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-3
Trong số 5 bị can trên, ông Đỗ Văn Hồng bị bắt tạm giam trước đó do liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Bốn người còn lại vừa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát. Ảnh: Internet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-4
Được biết, ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Sau đó, ông Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4/2016.  Ảnh: Báo Trẻ Online.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-5
Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương với 7.000 tỷ đồng), nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ảnh: VnEconomy.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-6
Ban đầu, dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên, phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi dự án vào năm 2015. Sau khi cơ cấu lại cổ đông, chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVtex. Như vậy, với 75% góp vốn tại PVTEX, PVN nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ảnh: Internet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-7
Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, nhà máy liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ông Vũ Đình Duy cũng từng giữ chức Tổng giám đốc PVTEX rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và cuối cùng được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho đến nay. Ảnh: Tiền Phong.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-8
Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTEX và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Ảnh: Vietnamnet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-9
Trịnh Xuân Thanh: Để lại khoản lỗ 3.200 tỷ,  trốn ra nước ngoài
Ngoài ông Vũ Đình Duy, trước đó còn có một số các sếp lớn dầu khí bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy trách nhiệm như ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh sinh năm 1966, tại Đông Anh, Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quy hoạch đô thị. Năm 2007, ông Thanh đầu quân cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) với các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. Dưới thời của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận làm lãnh đạo, nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Ảnh: Đất việt.

Tin mới