Dây cáp viễn thông giăng như “mạng nhện”, Hải Dương đưa giải pháp

Hải Dương vừa chỉ ra thực trạng bất cập, khó khăn trong công tác quy hoạch và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông. Đồng thời đưa ra các giải pháp.

UBND tỉnh Hải Dương vừa có văn bản về tăng cường công tác quy hoạch, quản lý hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh này. Văn bản được gửi đến một số sở, ban, ngành và các doanh nghiệp viễn thông.
Theo đó, hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh được xây dựng và phát triển rộng khắp, ứng dụng công nghệ hiện đại (4G,5G,..) đáp ứng cơ bản nhu cầu thông tin liên lạc của người dân, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, phục vụ đắc lực công cuộc chuyển đổi số.
Day cap vien thong giang nhu “mang nhen”, Hai Duong dua giai phap
 Trạm BTS trên nóc khách sạn Bảo Anh, Khu đô thị phía Nam TP Hải Dương.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quy hoạch và triển khai hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông còn nhiều bất cập, khó khăn.
Trong đó, một số địa phương xảy ra tình trạng người dân chưa đồng thuận, phản đối việc xây dựng các trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS); các trạm BTS đầu tư riêng rẽ, trùng lặp vị trí, dây cáp viễn thông treo trên cột giăng mắc kiểu “mạng nhện” gây lãng phí trong đầu tư, mất mỹ quan đô thị, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông...
Theo UBND tỉnh Hải Dương, nguyên nhân của các hạn chế này là do các doanh nghiệp viễn thông thiếu sự phối hợp, chưa coi trọng phát triển bền vững; nhận thức chưa đầy đủ về sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông; công tác phối hợp thực thi pháp luật giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh còn chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết.
Nhằm tăng cường công tác quy hoạch, quản lý hệ thống cáp viễn thông theo đúng các quy định, đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị và đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin liên lạc của người dân và thực hiện tốt các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông về hạ tầng thông tin và truyền thông, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng mạng viễn thông di động của tỉnh nói chung và triển khai hiệu quả thương mại hóa 5G nói riêng, cải thiện rõ rệt trải nghiệm sử dụng dịch vụ của người dùng (cá nhân, doanh nghiệp), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số trên địa bàn tỉnh.
Các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải được ưu tiên phát triển và ưu tiên sử dụng chung với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác, bảo đảm thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình, đồng thời, phải đồng bộ, bảo đảm mỹ quan đô thị.
Quy hoạch xây dựng các công trình giao thông, các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế chuyên biệt,… phải bảo đảm tính đồng bộ với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để thống nhất trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông; khi có kế hoạch giải tỏa, di dời, sửa chữa, xây dựng mới các tuyến đường phải chủ động thông báo và có các biện pháp phối hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng và phát triển hạ tầng mạng viễn thông.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông trên địa bàn; tuyên truyền phổ biến những chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển hạ tầng viễn thông để nhân dân nhận thức rõ, nhằm tạo sự đồng thuận trong việc phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn.
Chủ động nắm bắt tình hình, xác định nguyên nhân dẫn đến việc kiến nghị của người dân trong việc xây dựng, lắp đặt, đưa vào hoạt động các trạm BTS, kịp thời phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý trả lời kiến nghị của người dân theo thẩm quyền. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoàn tất các thủ tục về xây dựng, triển khai các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm mỹ quan đô thị và phù hợp với các quy hoạch khác ở địa phương.
Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương nghiêm túc triển khai lộ trình phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông của doanh nghiệp theo đúng quy hoạch của Chính phủ, của Bộ và của tỉnh.
Tăng cường phối hợp, hợp tác sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông, đặc biệt tại các vị trí cần tạo cảnh quan và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; tiếp tục thực hiện bảo dưỡng, thu hồi cáp không sử dụng, buộc, căng gọn gàng, đưa vào khuyên bó các sợi cáp hiện hữu, xử lý triệt để hệ thống dây cáp viễn thông bị chùng, võng, dây cáp viễn thông đứt rơi xuống đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông đảm bảo tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Tìm ra cách chặn trạm phát sóng BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phát hiện và chuyển cơ quan chức năng xử lý 15 vụ sử dụng trạm phát sóng BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo người dân.

Hiện, Bộ đã tìm được giải pháp hữu hiệu, có thể bắt đối tượng sử dụng BTS giả ngay trong quá trình đối tượng đang hoạt động.
Tại buổi họp báo chiều ngày 5/7 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, tính từ năm 2022 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 24 vụ sử dụng các trạm BTS giả để phát tán tin nhắn rác. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, đã phát hiện và xử lý 15 vụ.
Tim ra cach chan tram phat song BTS gia phat tan tin nhan lua dao
Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện tại cuộc họp chiều 5/7. Ảnh: ĐT
Đại diện Bộ TT&TT cũng thừa nhận, việc ngăn chặn tình trạng này chưa thực sự hiệu quả triệt để, các đối tượng vẫn tiếp tục tái diễn sử dụng các trạm thu phát sóng giả để mạo danh tin nhắn tổ chức tài chính, ngân hàng lừa đảo người dùng.
Theo ông Trần Mạnh Tuấn, các thiết bị của trạm phát sóng giả phát tán tín hiệu đè lên sóng của các nhà mạng, khi đó thuê bao di động kết nối vào trạm phát sóng giả này mà không qua các nhà mạng. Các thiết bị giả có thể thực hiện hàng nghìn tin nhắn trong 1 phút. Đặc biệt, trong nội dung tin nhắn rác thường gắn kèm các link lừa đảo, game độc hại, mạo danh website ngân hàng để lừa đảo…
Ông Tuấn cho rằng, nguyên nhân xảy ra tình trạng này do lỗ hổng bảo mật của mạng 2G. Mạng di động này chỉ yêu cầu xác thực người sử dụng điện thoại nhưng không yêu cầu người sử dụng xác thực nhà mạng. Hiện tại, trên thế giới cũng chưa có giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này.
Ông Trần Mạnh Tuấn cho biết, các trạm BTS giả này thường được nhập lậu vào Việt Nam, thiết bị rất nhỏ gọn nên các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện. Các thiết bị này cũng có thể sử dụng được trên các phương tiện cơ động như ô tô và xe máy nên rất thuận tiện để các đối tượng thực hiện hoạt động lừa đảo.
Khi phát hiện các trạm BTS giả, Bộ TT&TT đã phối hợp tích cực với các đơn vị liên quan để ngăn chặn tình trạng này. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Hải quan, Ngân hàng để không cho phép thiết bị BTS giả được bán trên sàn thương mại điện tử, phát hiện sớm khi thiết bị được đưa vào Việt Nam và xác minh các giao dịch của tổ chức đứng sau…
Bộ cũng chỉ đạo Sở TT&TT các địa phương tăng cường thanh kiểm tra để phát hiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết bị BTS giả, tuy nhiên do thiết bị rất nhỏ gọn, hành vi vi phạm lại rất tinh vi nên việc ngăn chặn chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời gian gần đây, Bộ đã tìm được giải pháp hữu hiệu, có thể bắt đối tượng sử dụng BTS giả ngay trong quá trình đối tượng đang hoạt động. Cụ thể, khi trạm BTS giả hoạt động, nhà mạng sẽ biết và khoanh vùng được trạm giả này hoạt động khu vực nào, sau đó, Cục Tần số vô tuyến điện sẽ định vị chính xác trạm giả này ở đâu và các cơ quan công an sẽ vây bắt đối tượng vi phạm ngay tại chỗ.
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục thực hiện truy vét, phát hiện và xử lý tình trạng này, đồng thời nghiên cứu đưa ra các giải pháp khác hiệu quả hơn để ngăn chặn./.

Cưỡng chế phá dỡ trạm BTS trái phép của Mobifone

UBND TP. Hạ Long xác định công trình trạm BTS của Mobifone làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và khu dân cư. Buộc phải tháo dỡ công trình.

Ngày 29/12/2023, UBND TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) ban hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Ban Quản lý dự án Hạ tầng 1 - Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông Mobifone (có địa chỉ chính tại số 811A, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Ông Nguyễn Mạnh Dũng, chức vụ giám đốc là người đại diện pháp luật.
Công trình bị cưỡng chế bắt buộc của Mobifone được xác định là Trạm BTS QHN-HLG-VIET- HUNG-7 tại thửa đất số 2, tờ bản đồ địa chính số 37 thuộc Tổ 4, Khu 7, phường Việt Hưng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Tin mới