ĐBQH Hoàng Văn Cường: Danh hiệu NGND là vinh dự, cũng là trọng trách

ĐBQH, GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ, được nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đối với ông, vừa là vinh dự, nhưng cũng đồng thời là trọng trách, cần tiếp tục nỗ lực, cống hiến nhiều hơn nữa.

Trách nhiệm với nghề được cả xã hội tôn vinh
Được trao tặng danh hiệu NGND trong dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, đại biểu Quốc hội, GS.TS Hoàng Văn Cường xúc động chia sẻ với PV Tri thức và Cuộc sống: Việc trao tặng danh hiệu NGND, NGƯT, tuyên dương nhà giáo tiêu biểu trong dịp này là sự ghi nhận đối với sự nỗ lực, cô gắng của mỗi nhà giáo.
DBQH Hoang Van Cuong: Danh hieu NGND la vinh du, cung la trong trach
GS.TS Hoàng Văn Cường nhận danh hiệu NGND trong dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.
Đây là một phần thưởng không chỉ dành riêng cho cá nhân, mà thực sự là một niềm động viên với đội ngũ các nhà giáo trên toàn quốc trong với những nỗ lực trong sự nghiệp trồng người. Khi được nhận danh hiệu này, mỗi nhà giáo sẽ phải ý thức rõ hơn trọng trách của mình, không chỉ tâm huyết với nghề, mà còn còn phải có trách nhiệm với người học, với nghề đã được cả xã hội tôn vinh.
“Việc được nhận danh hiệu vừa là vinh dự, vừa là trọng trách. Mỗi nhà giáo khi nhận danh hiệu cao quý này đều ý thức và có động lực để tiếp tục phấn đấu, cống hiến nhiều hơn nữa”, GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ.
DBQH Hoang Van Cuong: Danh hieu NGND la vinh du, cung la trong trach-Hinh-2
 Việc được nhận danh hiệu NGND với GS Hoàng Văn Cường vừa là vinh dự, cũng đồng thời là trọng trách. Ảnh: Mai Loan.
Từng là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước, một chặng đường dài gắn bó với giáo dục, GS.TS Hoàng Văn Cường có nhiều tâm huyết với nghề giáo, với giáo dục.
Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, giáo dục đòi hỏi những khác biệt so với những ngành khác. Giáo dục không đơn thuần về mặt kỹ thuật, người thầy cứ lên lớp là giảng đúng bài, đúng tài liệu, nói đúng nội dung mà phải vừa chuyển tải kiến thức vừa truyền cảm hứng, giúp người học thay đổi nhận thức. Và giáo dục phải “cá nhân hóa”, phù hợp với mỗi đối tượng học sinh. Bởi không phải người học nào cũng giống người học nào và phụ huynh cũng không giống nhau. Làm thế nào để tất cả các đối tượng người học và toàn xã hội đều có thể hiểu, đồng hành được với giáo dục, đó là điều rất khó.
Đặc biệt, với nghề giáo, cần phải có tình yêu với nghề. “Tôi cho rằng, nghề nào cũng vậy, đặc biệt là với nghề giáo, nếu không có tình yêu với nghề thì chắc chắn không làm tốt và và không thể thành công được. Khi có tình yêu với nghề, người giáo viên sẽ đem tất cả kiến thức, những tâm tư, tình cảm của mình truyền tải với người học. Họ cũng có thể vượt qua được tất cả những khó khăn điều tiếng, những ý kiến chưa đồng thuận, ủng hộ… để không bị nản chí, đi chệch đường. Khi có tình yêu với nghề, họ cũng sẽ có quyết tâm đi đến cùng để báo vệ những giá trị cốt lõi mà mình đang theo đuổi”, GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ.
Nhà giáo cần được xã hội tôn trọng, đồng hành
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Dự án Luật Nhà giáo lần đầu tiên được trình trước Quốc hội. Là một đại biểu Quốc hội, GS Hoàng Văn Cường có điều kiện để đưa những tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo vào Nghị trường, góp ý vào dự thảo Luật này.
DBQH Hoang Van Cuong: Danh hieu NGND la vinh du, cung la trong trach-Hinh-3
 Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Mai Loan.
ĐBQH Hoàng Văn Cường chia sẻ, lâu nay những yêu cầu về thái độ và hành vi ứng xử chỉ được hình thành như một văn hóa quan niệm xã hội mang tính ước định trong nhận thức cá nhân của mỗi người, chưa mang tính pháp lý nên các chuẩn mực chưa được đồng đều giữa những người làm thầy cũng như cách ứng xử của xã hội đối với nhà giáo.
Nếu Luật Nhà giáo được thông qua, ông thực sự vui mừng thấy rằng may mắn cho các nhà giáo trong tương lai không còn phải loay hoay, dò dẫm trong các hoạt động chuyên môn và cách ứng xử xã hội, để thầy ra thầy là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục.
Tuy nhiên, theo GS Hoàng Văn Cường, để người thầy thực hiện được sứ mệnh của mình, “thầy ra thầy”, thì toàn xã hội cần phải đồng hành. Bởi giáo dục không chỉ tác động tới đối tượng người học. Một người đi học có rất nhiều người liên quan, từ ông bà, bố mẹ, anh chị em... Chính vì vậy, bất kể hoạt động giáo dục nào, cũng không chỉ đáp ứng riêng người học, mà phải đáp ứng nhu cầu nói chung của cả xã hội. Mà nhu cầu của xã hội thì rất đa dạng, mỗi người khác nhau.
Là một nhà giáo cần mẫu mực nêu gương trong hoạt động nghề nghiệp mà phải mẫu mực trong sinh hoạt cộng đồng, chuẩn mực trong các hành vi ứng xử xã hội. Đổi lại, Luật cũng cần phải quy định nhà giáo được ưu tiên trong các hoạt động xã hội, phải cấm các hành vi, lời nói xúc phạm đến nhà giáo trong mọi trường hợp, nhà giáo phải được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự không chỉ trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp mà phải được tôn trọng, bảo vệ ở mọi nơi, mọi lúc.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho hay, điều 26 đánh giá nhà giáo cần phải quy định lấy ý kiến người học, cha mẹ học sinh theo phương thức đánh giá kín, chỉ người đánh giá và người quản lý biết được kết quả đánh giá. Đồng thời để bảo vệ danh dự nhà giáo, những thông tin đánh giá, những hình ảnh giám sát xã hội đối với nhà giáo không được phát tán, lan truyền.
“Do vậy, cần cấm đưa thông tin nhà giáo lên mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông khi chưa được sự đồng ý của nhà giáo hoặc chưa cho phép của cơ quan có thẩm quyền”, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường chia sẻ.
Xây dựng bảng lương riêng cho đội ngũ nhà giáo
Một trong những đề xuất nhận được sự quan tâm lớn trong Luật Nhà giáo, là lương nhà giáo được xếp cao nhất trong thang bảng lương. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, điều này chưa phù hợp.
DBQH Hoang Van Cuong: Danh hieu NGND la vinh du, cung la trong trach-Hinh-4
 Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường góp ý vào Dự án Luật Nhà giáo sáng 20/11. Ảnh: Phạm Thắng.
“Đội ngũ nhà giáo đang chiếm 70% đội ngũ viên chức trong toàn bộ lực lượng của xã hội, trong khi chúng ta lại áp bảng lương của hệ thống viên chức cho đội ngũ nhà giáo, kể cả nói rằng xếp ở mức cao nhất, điều đấy cũng là không phù hợp”, đại biểu Hoàng Văn Cường chia sẻ.
Đại biểu Hoàng Văn cho rằng, chúng ta cần phải xây dựng một bảng lương riêng cho nhà giáo để phù hợp với đặc điểm và vị trí công việc của mỗi người thầy và chế độ tiền lương cần phải bù đắp thỏa đáng hao phí lao động để nhà giáo yên tâm, say sưa, tâm huyết với nghề, không phải lo làm thêm để kiếm sống. Cùng với đó, phải quy định nhà giáo là đối tượng được mua nhà ở xã hội như quy định đối với đối tượng sĩ quan trong quân đội.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nhà giáo phải có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức và nắm được các thành tựu khoa học, kỹ thuật mới. Do vậy, theo ông, luật cần quy định bắt buộc các cơ sở giáo dục phải có quỹ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, mỗi giáo viên phải được nghỉ định kỳ để tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

Là một nhà giáo, đồng thời là một nhà khoa học, đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá, việc quy định nhà giáo là giảng viên đại học phải có nghĩa vụ nghiên cứu khoa học là một điều hoàn toàn xác đáng. Theo ông, phải đặt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ngang tầm với giảng dạy thì các trường đại học mới vươn lên được ngang tầm quốc tế.

“Trên thế giới hầu hết các giải thưởng Nobel đều xuất phát từ các trường đại học, ở nước ta khoảng 90% số bài báo quốc tế được công bố bởi giảng viên các trường đại học, nhưng số kinh phí các trường đại học nhận được chỉ chiếm 7% ngân sách khoa học của quốc gia. Do vậy, Luật Nhà giáo cần quy định phải ưu tiên các đề tài nghiên cứu khoa học cho các nhà giáo, đồng thời các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cần phải được chính sách ưu tiên về thuế, đó là con đường cơ bản để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường bày tỏ.

Mời quý độc giả xem video: GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ cảm xúc khi nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội: Phấn đấu thông qua 18 dự án luật tại Kỳ họp thứ 8

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, công tác lập pháp là nội dung trọng tâm của Kỳ họp thứ 8. Quốc hội sẽ xem xét, phấn đấu thông qua 18 dự án luật, 03 dự thảo nghị quyết.

Sáng 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, đại diện các Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế đã đến dự phiên khai mạc Kỳ họp.

Toàn văn phát biểu của TBT, Chủ tịch nước tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã long trọng khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Tại phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm về thể chế hóa nghị quyết của Trung ương lần thứ 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước. 

Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

ĐBQH: Cử tri quan tâm nhiều Luật Nhà giáo, Luật Điện lực, Luật Việc làm…

Các đại biểu kỳ vọng, Kỳ họp thứ 8 sẽ kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn.

Ngày 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể. Trò chuyện với phóng viên, các đại biểu Quốc hội đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Các đại biểu bày tỏ kỳ vọng kỳ họp sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, tất cả vì phát triển kinh tế - xã hội.

Tin mới