ĐBQH kiến nghị bổ sung một số giao dịch phải công chứng

Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định về các loại giao dịch phải công chứng như: bất động sản; tài sản có đăng ký; giao dịch liên quan đến doanh nghiệp…

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, chiều 25/10, Quốc hội đã thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
Bổ sung giao dịch bất động sản, tài sản có đăng ký... phải công chứng
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về quy định các loại giao dịch phải công chứng, một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật do Chính phủ trình, không quy định về các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng.
DBQH kien nghi bo sung mot so giao dich phai cong chung
  Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo - Ảnh: Quochoi.vn.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định về các loại giao dịch phải công chứng như: Giao dịch đối với bất động sản; giao dịch đối với tài sản có đăng ký; giao dịch liên quan đến doanh nghiệp; các giao dịch khác mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng.
Trên cơ sở phân tích các ưu điểm, hạn chế của từng loại ý kiến nêu trên, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo hướng kết hợp các điểm tích cực của cả 02 loại ý kiến để chỉnh lý nội dung này. Theo đó, bổ sung khoản 2 Điều 1 quy định về tiêu chí xác định các giao dịch phải công chứng, cụ thể là: “Giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được pháp luật quy định phải công chứng".
Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo rà soát các giao dịch phải công chứng đang được quy định trong các luật, nghị định, thông tư hiện hành để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, bảo đảm phù hợp với tiêu chí quy định tại Luật Công chứng (khoản 12 Điều 78). Bộ Tư pháp có trách nhiệm rà soát, cập nhật, đăng tải các giao dịch phải công chứng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (khoản 2 Điều 71).
Phương án này bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng vì không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các loại giao dịch này do phải phù hợp với tiêu chí quy định tại Luật Công chứng, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật.
Về bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đề nghị chỉnh lý Điều 17 của dự thảo Luật theo hướng bảo đảm Phòng công chứng (PCC) bình đẳng với VPCC về điều kiện thành lập và hoạt động, cụ thể: PCC phải có số lượng từ 02 CCV trở lên (trừ PCC tại địa bàn cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển thì có thể có 01 CCV); có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định; Trưởng PCC là CCV đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên; quy định CCV đã thôi việc tại PCC muốn đầu tư thành lập VPCC, hợp danh vào VPCC khác phải đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với CCV của VPCC.
Đồng thời, bổ sung quy định chuyển tiếp tại khoản 13 Điều 78 để tránh vướng mắc trong thực tiễn.
Đề nghị phạt nặng hơn với hành vi sách nhiễu người yêu cầu công chứng
Góp ý Dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị, về hiệu lực, về giá trị pháp lý của văn bản công chứng tại Điều 5, Ban soạn thảo nên cân nhắc, bổ sung rõ hơn các trường hợp ngoại lệ mà văn bản công chứng không có giá trị chứng cứ, ví dụ, khi có sai phạm nghiêm trọng trong quá trình công chứng hoặc khi có công chứng viên có hành vi gian dối. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch công chứng và nâng cao uy tín của nghề công chứng.
DBQH kien nghi bo sung mot so giao dich phai cong chung-Hinh-2
 Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu chiều 25/10. Ảnh: QH.
Đối với các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7. Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, bổ sung mức phạt rõ ràng và phạt nặng hơn đối với hành vi sách nhiễu, ép buộc người yêu cầu công chứng và đặc biệt là các hành vi gian lận, nhận lợi ích không chính đáng.
“Ngoài ra, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp công chứng viên gây tổn thất cho người yêu cầu công chứng”, đại biểu nói.
Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (đoàn tỉnh Trà Vinh) đề nghị cần có chế tài xử phạt đối với tổ chức hành nghề công chứng không kịp thời thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.

Trí thức KHCN góp ý kiến gửi Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV

Sáng 17/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Một số ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho hay, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Công văn số 8830/MTTW-BTT ngày 26/8/2024 về việc báo cáo phản ánh, kiến nghị của Nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Tri thuc KHCN gop y kien gui Ky hop thu 8, QH khoa XV
 Ban chủ tọa điều hành Hội thảo. Ảnh: Nghĩa Đức.

Bí kíp kinh doanh trong 'Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái'

“Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” của Yaniv Zaid đem đến cho những người đang quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh và bán hàng những bài học bổ ích, quý báu.

Làm thế nào mà Israel là một đất nước nhỏ bé nhưng lại có thể trở thành “Quốc gia khởi nghiệp” và là nơi xuất khẩu các công ty khởi nghiệp lớn nhất thế giới? Vì sao người Do Thái cũng trở thành số ít những người khôn khéo trong kinh doanh và thành công nhất ở mọi quốc gia? Họ đã bán được sản phẩm và dịch vụ của họ với giá cao hơn, ngay cả trong một thị trường “bão hòa”, đầy cạnh tranh với khả năng tư duy sáng tạo?
Bi kip kinh doanh trong 'Nghe thuat ban hang cua nguoi Do Thai'
 “Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” gồm 8 chương, mỗi chương sẽ mang đến cho chúng ta một bài học hữu ích về tư duy kinh doanh.

Tin mới