ĐBQH Vũ Tiến Lộc: Luật Đất đai đang là điểm nghẽn lớn cho sự phát triển KT- XH

Đại biểu Vũ Tiến Lộc hy vọng ở Kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhưng phải có những giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc.

Hôm nay (3/11), Quốc hội dành một ngày thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội) đã có trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về Dự thảo Luật này.
DBQH Vu Tien Loc: Luat Dat dai dang la diem nghen lon cho su phat trien KT- XH
 Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội) đã có trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.
Hai nội dung cốt lõi, là linh hồn của Dự thảo Luật đất đai
Ông có đánh giá và kỳ vọng gì về Dự thảo Luật (sửa đổi) này, thưa đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc?
Luật Đất đai là bộ luật quan trọng liên quan tới cuộc sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những ngày này, cử tri cả nước đang hướng về Hội trường Ba Đình để chờ đợi quyết sách quan trọng của Quốc hội liên quan tới Luật Đất đai
Cho đến thời điểm hiện nay Luật Đất đai và các quy định có liên quan đang là một điểm nghẽn lớn cho sự phát triển KT- XH của đất nước, vì vậy, việc huy động nguồn lực đất đai cho sự phát triển của đất nước rất quan trọng.
Do đó, khi chúng ta sửa đổi Luật Đất đai một cách đồng bộ với các pháp luật có liên quan sẽ trở thành giải pháp quan trọng để có thể khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Trong quá trình soạn thảo Luật Đất đai, cử tri, nhân dân trên cả nước đã tham gia rất tích cực với hơn 12 triệu lượt ý kiến; các cấp, ngành, các nhà khoa học cũng tích cực tham gia góp ý rất. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau, song tôi cho rằng việc còn ý kiến khác nhau là điều bình thường bởi vì đây là một cái bộ Luật rất khó.
Tôi rất hy vọng ở Kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhưng phải có những giải pháp tháo gỡ các vướng mắc.
Theo ông, đâu là nội dung cốt lõi cần giải quyết của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)?
Theo tôi, hai nội dung cốt lõi, là linh hồn của Dự thảo Luật đất đai, vấn đề cũng đang còn ý kiến khác nhau và cần những đổi mới đột phá, đó là hành chính đất đai và tài chính đất đai.
Về hành chính đất đai liên quan tới liên quan đến các nội dung như: quy hoạch, thủ tục hành chính trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
Về tài chính đất đai liên quan tới vấn đề giá đất, địa tô chênh lệch, kiểm soát giá của quyền sử dụng đất. Theo tôi, giá của quyền sử dụng đất đai rất quan trọng vì nó liên quan đến sức cạnh tranh của nền kinh tế, do đó không phải giá đất càng cao càng tốt, không phải Nhà nước thu được càng nhiều càng tốt trong việc cho thuê, hay chuyển giao quyền sử dụng đất mà giá đất phải hợp lý để đảm bảo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong cạnh tranh quốc tế.
Cá nhân ông quan tâm tới nội dung nào nhất?
Tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề là thu hồi đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp chuyển sang sang công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị. Hiện nay, Nghị quyết của Trung ương có yêu cầu Nhà nước sẽ thu hồi đất đối với những dự án phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nhưng những dự án nào được coi là những dự án vì lợi ích quốc gia, công cộng thì đang còn nhiều ý kiến khác nhau.
Mở rộng đối tượng thu hồi đất
Vậy ý kiến của ông thế nào?
Tôi cho rằng những dự án trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển ngành, vùng, phát triển quốc gia; những dự án đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư, kể cả dự án được Hội đồng nhân dân các cấp thông qua là những dự án đủ điều kiện vì lợi ích quốc gia, công cộng. Bởi chúng ta thu hồi để đấu giá, đấu thầu để các doanh nghiệp triển khai thì các dự án đều không chỉ nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tạo công ăn việc làm cho xã hội, đóng góp vào tăng trưởng, tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Một điểm nữa cũng cần nói tới, là hiện nay, chúng ta có phần ưu tiên cho các dự án về phát triển công nghiệp, nhưng phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, hay trung tâm tài chính quốc tế còn chưa được quan tâm. Trong khi những lĩnh vực đó có vai trò hoàn toàn không thua kém gì các dự án phát triển công nghiệp, khu công nghiệp bởi vì chúng ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chúng ta đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó cơ cấu dịch vụ du lịch trong nền kinh tế nước ta đang là lĩnh vực tập trung phát triển vì khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Chúng ta đặt ra mục tiêu khu vực dịch vụ đến năm 2030 phải chiếm 50 % cái cơ cấu kinh tế của đất nước; khu vực du lịch phải chiếm đến 15 % tổng GDP của nền kinh tế thì đây chính là khu vực phát triển có tính chất động lực của nền kinh tế. Và để tạo nên những thành quả như vậy cần có những dự án động lực, dự án trọng điểm cho từng vùng, từng địa phương và trong cả nước.
Do đó, những dự án trọng điểm đã nằm trong quy hoạch và đã được các cấp có thẩm quyền thông qua, nhằm thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội có thể đưa vào diện Nhà nước thu hồi đất và giao cho các doanh nghiệp theo các phương thức phù hợp.
Vấn đề giá chuyển nhượng và địa tô chênh lệch cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm của ông thế nào?
Tôi cho rằng, chúng ta đã đề ra nguyên tắc là: giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải theo giá thị trường và địa tô chênh lệch phải đảm bảo phân bổ hài hòa giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Do đó, khi đã đảm bảo giá theo nguyên tắc thị trường và đảm bảo phân phối một cách hài hòa địa tô do chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì sẽ đảm bảo được mục đích của Luật đất đai.
Mặt khác, vấn đề thỏa thuận bồi thường khi doanh nghiệp thu hồi đất hiện nay là vấn đề rất phức tạp, khó. Do đó, Nhà nước đứng ra đảm nhận là phù hợp, sẽ đảm bảo hài hòa quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, thay vì chỉ doanh nghiệp đứng ra thỏa thuận với người dân sẽ rất khó khăn.
Việc mở rộng đối tượng thu hồi đất, mở rộng đối tượng là các dự án trọng điểm đã được các cấp có thẩm quyền quyết định theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo động lực to lớn, tháo gỡ được các vướng mắc về tiếp cận đất đai hiện nay.
Trân trọng cảm ơn ông!

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, sửa đổi Luật Đất đai phải xuất phát từ nhu cầu thể chế hóa đường lối của Đảng, đồng thời đảm bảo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Cụ thể, chúng ta không chỉ thể chế hóa Nghị quyết 18 của Trung ương mà còn phải thể chế các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nghị quyết về phát triển du lịch; hội nhập … thậm chí là các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về phát triển ngành, về phát triển doanh nghiệp... Cần tiếp cận một cách tổng thể trong quá trình xây dựng và sửa đổi Dự thảo Luật Đất đai.

Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) nói về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bên hành lang Quốc hội Kỳ họp thứ 6. Video do PV Tr i thức và Cuộc sống thực hiện.

Nhiều điểm “vênh” giữa Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và Luật Lâm nghiệp

TS. Ngô Văn Hồng, Trung tâm CEGORN đã chỉ ra một số nội dung chưa thống nhất giữa Luật Lâm nghiệp 2017 và Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), TS. Ngô Văn Hồng, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) cho biết, đất, rừng vừa là tài nguyên thiên nhiên vừa là yếu tố sản xuất quan trọng đối với trong ngành lâm nghiệp.
Nhieu diem “venh” giua Du thao Luat dat dai (sua doi) va Luat Lam nghiep
Hội nghị Lấy ý kiến các tổ chức, nhà khoa học về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên hiệp hội Việt Nam phối hợp tổ chức. 

Cần làm rõ tác động khi bỏ “Hộ gia đình” khỏi Dự thảo Luật đất đai

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương cho rằng, cần phải làm rõ tác động khi bỏ “hộ gia đình” là chủ sử dụng trong nhiều điều khoản trong Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Chưa thể hiện được nguyên tắc có đất để “đảm bảo sinh kế”
Góp ý vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho biết, theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, cả nước có 24.532 hộ DTTS thiếu đất ở, 210.400 hộ DTTS có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.

Tin mới