Để chuyến du xuân an toàn khỏe mạnh, bạn phải mang theo thứ này

(VietnamDaily) - Du xuân, môi trường, khí hậu, nhịp sống, ăn uống thay đổi có thể làm cơ thể bị rối loạn. Vì thế, bạn nhớ chuẩn bị một số loại thuốc cần mang theo bên mình để phòng khi cần thiết.

Với những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch hay huyết áp thì luôn mang theo thuốc kê đơn của bác sĩ. Để chuyến du xuân an toàn và trọn vẹn, đây là một số loại thuốc cần mang theo khi du xuân. Bởi vì,  bạn có thể sẽ không thể mua được loại thuốc cần dùng tại điểm du lịch đầu xuân của mình.
Nếu đang trong quá trình chữa bệnh, hãy mang thuốc theo với số lượng phù hợp để việc điều trị không bị gián đoạn trong suốt chuyến đi. Đừng quên lưu lại đơn thuốc để dùng trong trường hợp cần thiết.
De chuyen du xuan an toan khoe manh ban phai mang theo thu nay
Để có chuyến du xuân khỏe mạnh và an toàn, bạn nên mang theo các loại thuốc thiết yếu trong hành trang. Ảnh: Suckhoe&doisong. 

- Thuốc cảm sốt: Biểu hiện chung là sốt và đau đầu. Thuốc để giảm triệu chứng này là aspirin và paracetamol. là những loại thuốc hữu hiệu giúp giảm sốt hay làm dịu cơn nhức đầu, đau khớp và những đau đớn do chấn thương gây ra. Đối với trẻ nhỏ, chúng ta chỉ nên dùng paracetamol.

- Thuốc chống say tàu xe: Nautamine hay Stugeron là những thuốc được khuyên nên mang theo trong trường hợp trong đoàn có người bị say sóng. Cần lưu ý uống thuốc trước khi khởi hành 30 phút và có thể nhắc lại mỗi 4 – 6 giờ trong lúc di chuyển.

- Thuốc kháng dị ứng: Khi gia đình đi du xuân có trẻ nhỏ, chúng ta cần chuẩn bị cả thuốc kháng dị ứng. Nếu da bé quá mẫn cảm, cơ thể sẽ bị ngứa ngáy hay nổi mẩn đỏ khi ăn phải thức ăn lạ hoặc bị côn trùng đốt. Thuốc kháng dị ứng có thể làm dịu cơn ngứa nhanh chóng. Thuốc còn có tác dụng giảm hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Để không bị buồn ngủ ảnh hưởng đến chuyến đi, bạn nên chọn những thuốc như Telfast, Sedtyl, Xyzal…

– Thuốc trị tiêu chảy: Tiêu chảy là một trong những tình huống thường gặp ở trẻ con (và cả người lớn) khi đi du lịch. Ở người lớn, nguyên nhân tiêu chảy thường do ngộ độc thức ăn; ở trẻ nhỏ, thường do nhiễm siêu vi rotavirus. Với trẻ nhỏ, nên dùng gói Oresal để bù nước và chất điện giải. Người lớn có thể dùng các thuốc như Ioperamid.

– Thuốc trị táo bón: Thay đổi thói quen sinh hoạt, uống ít nước và ăn ít rau xanh là nguyên nhân chính gây táo bón cho bé khi đi du lịch. Để luôn thoải mái nhẹ nhàng khi đi chơi, có lẽ Duphalac hay Uphatin là những thuốc ba mẹ nên mang theo.

De chuyen du xuan an toan khoe manh ban phai mang theo thu nay-Hinh-2
Khi đi du xuân cùng gia đình, bạn nhớ chuẩn bị các loại thuốc cần thiết để tránh trường hợp cần dùng mà không tìm mua được. Ảnh: Internet.
– Thuốc trị đầy bụng, khó tiêu, đau bao tử: Ăn uống thất thường hay quá độ có thể làm đầy bụng, khó tiêu hoặc khởi phát cơn đau dạ dày. Motilium M, Mallox, Gaviscon, Air X là những thuốc xua tan cảm giác khó chịu này.
– Than hoạt tính: Được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm nhằm ngăn chặn sự hấp thu của độc chất.
– Viên bù nước điện giải: Khi nôn ói hay tiêu chảy nhiều, có thể sẽ bị mất đi một lượng lớn chất điện giải cần thiết. VÌ vậy cần sử dụng viên Hydryte hoặc gói Oresol để bù lại lượng dịch và chất điện giải thiếu hụt này.
– Vitamin và khoáng chất: Nếu chuyến đi dài ngày và đòi hỏi phải có một sức khỏe bền bỉ như “phượt”, leo núi thì mỗi ngày dùng một viên Vitatrum multi, Evervon C, Plusssz có thể giúp đầu óc luôn minh mẫn và duy trì sức khỏe trong suốt chuyến đi.

Lưu ý cần biết để du xuân đầu năm siêu tiết kiệm

(Kiến Thức) - Nếu đang lên ý tưởng đi du xuân đầu năm thì bạn hãy cùng tham khảo một số điều cần biết sau đây để có chuyến đi vui vẻ, tiết kiệm...

1. Chọn địa điểm, lập kế hoạch, đăng ký tour từ sớm
Sau Tết, hầu hết các địa điểm du xuân đầu năm, đặc biệt là những điểm du lịch tâm linh như đền, chùa đều thu hút rất nhiều du khách tìm đến. Vì vậy, để có một chuyến du xuân đầu năm tiết kiệm, vui vẻ và an toàn, ý nghĩa, trước tiên bạn nên tìm hiểu trước thông tin, chọn địa điểm đến.

Những bộ phận rau củ chứa độc tố nguy hiểm ít người biết

(VietnamDaily) - Cành, lá hay hoa một số loại rau củ có thể chứa độc tố có khả năng gây tử vong mà ít người biết.
 

Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet
 Cành và mầm khoai tây có chứa độc tố solanin - loại độc tố không bị phân hủy bởi nhiệt độ hoặc hệ thống tiêu hóa. Ảnh: bestie.
Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet-Hinh-2
 Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh với các triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, đau đầu và chóng mặt, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt,...Ảnh: tin247.
Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet-Hinh-3
 Cà chua là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt nhưng ít ai biết rằng, lá cà chua lại chứa một lượng độc tố nhỏ solanin và tomatin. Ảnh: Perfumista.
Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet-Hinh-4
 Hai loại độc tố này có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram). Ảnh: camnangcaytrong.
Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet-Hinh-5
 Tương tự, lá và hoa của cà tím có chứa thành phần solanin có thể gây hại cho bạn. Ảnh: explus.
Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet-Hinh-6
 Hạt của quả táo - loại trái cây rất đỗi quen thuộc với nhiều người - cũng chứa độc tố. Nếu bạn nhai kỹ và ăn khoảng 200 hạt táo, bạn có thể sẽ tử vong. Ảnh: ketnoikienthuc.
Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet-Hinh-7
 Trong hạt táo có chứa các chất độc cyanid. Cụ thể hơn, chúng có chứa amygdalin, một chất có thể giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột. Ảnh: tgpla.
Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet-Hinh-8
 Thân cây đại hoàng có thể được sử dụng để chế biến thành món bánh ngon lành. Tuy nhiên lá của loài cây này lại gây ngộ độc nếu ăn một lượng nhiều lá đại hoàng sống hoặc dù đã nấu chín. Ảnh: Perfumista.
Nhung bo phan rau cu chua doc to nguy hiem it nguoi biet-Hinh-9
 Nếu ăn phải lá đại hoàng, trong vòng một giờ đồng hồ, nếu không được cấp cứu, sẽ dẫn đến co giật, xuất huyết trong, hôn mê và cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong. Ảnh: phatgiaoaluoi.