Để dùng tốt tiêm kích F-16, Ukraine cần chuẩn bị gì?

Tiêm kích F-16 được đánh giá là loại chiến đấu cơ cực kỳ khó tính, vậy nên UKraine cần chuẩn bị rất kỹ, nếu muốn vận hành tốt loại tiêm kích này trong tương lai.

Để dùng tốt tiêm kích F-16, Ukraine cần chuẩn bị gì?
Theo thông tin được tờ Reuters đăng tải, Anh và Hà Lan mới đây đã thành lập liên minh để hỗ trợ việc chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine. Mặc dù quyền quyết định việc Ukraine có nhận được viện trợ tiêm kích F-16 hay không vẫn phụ thuộc vào Mỹ, nhưng không loại trừ khả năng Washington sẽ sớm thay đổi suy nghĩ.
Hồi cuối năm 2022, Mỹ cũng từng lên tiếng khẳng định Ukraine chưa thực sự cần viện trợ xe tăng từ NATO, tuy nhiên chỉ sau đó ít tuần, một loạt các loại xe tăng chủ lực của các nước thành viên NATO, bao gồm cả loại Abrams từ Mỹ, đã được cho vào các gói viện trợ quân sự cho Ukraine.
Tiêm kích F-16 yêu cầu hậu cần rất khắt khe
Nếu muốn sở hữu tiêm kích F-16, quân đội Ukraine sẽ cần phải đưa ra tiêu chuẩn mới về hệ thống kho bãi, sân bay và hậu cần. Là một quốc gia sử dụng tiêm kích chiến đấu theo tiêu chuẩn Liên Xô, chiến đấu cơ F-16 sẽ là tiêm kích phương Tây đầu tiên mà Ukraine có khả năng sở hữu, điều này khiến lực lượng hậu cần của không quân Ukraine rất vất vả.
De dung tot tiem kich F-16, Ukraine can chuan bi gi?
 Chiến đấu cơ F-16. Ảnh: Pinterest.
Khác với các loại máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất, yêu cầu về mức độ an toàn của F-16 là khắt khe hơn. Đặc biệt về đường băng, F-16 yêu cầu một đường băng dài tiêu chuẩn. Do có thiết kế họng hút gió đặt dưới bụng máy bay, tiêm kích F-16 sẽ rất dễ hút phải dị vật vào trong động cơ, nếu đường băng không đảm bảo sạch sẽ.
Ngoài ra, sức đẩy của động cơ không quá mạnh sẽ đòi hỏi đường băng cất cánh dài hơn cho tiêm kích F-16. Theo thông tin được tờ Aerospace đăng tải, đường băng cất cánh yêu cầu của F-16 khi đầy tải ít nhất cần 650 mét, tuy nhiên đường băng hạ cánh lại yêu cầu tới 830 mét.
Phi công và kỹ thuật viên
Theo tờ Pravda, Ukraine đang gửi rất nhiều phi công sang Anh để huấn luyện. Ngoài ra, một vài phi công của nước này cũng đang được đào tạo tại Mỹ, nhiều khả năng sẽ trở thành những phi công đầu tiên điều khiển chiến đấu cơ F-16 - nếu Ukraine được viện trợ loại tiêm kích này trong tương lai.
Tất nhiên, quá trình đào tạo phi công không phải điều đơn giản, Anh từng cố gắng rút ngắn thời gian đào tạo phi công Ukraine, nhưng không thể "giảm tải" được quá nhiều. Trong khi đó các phi công Ukraine được đào tạo ở Mỹ, có thể sẽ cần tới gần 4 năm để tốt nghiệp.
Ngoài ra, lực lượng thợ máy, kỹ thuật viên làm nhiệm vụ bảo trì máy bay cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian để đào tạo, thậm chí thời gian đào tạo kỹ thuật viên mặt đất, còn tốn hơn so với thời gian đào tạo phi công, vì số lượng kỹ thuật viên sẽ cần phải nhiều hơn.
Ukraine cần xây dựng cơ sở hạ tầng cho F-16
Cách đây không lâu, tờ CNN của Mỹ từng nêu ra nhiều lý do và cho rằng, tiêm kích F-16 không phải là loại chiến đấu cơ phù hợp với Ukraine. Một trong những lý do được CNN đưa ra, đó là giống như mọi loại máy bay chiến đấu khác của Ukraine, tiêm kích F-16 ngay khi đặt chân tới quốc gia này sẽ bị phía Nga săn lùng tới cùng.
De dung tot tiem kich F-16, Ukraine can chuan bi gi?-Hinh-2
 F-16 là dòng tiêm kích một động cơ do Mỹ sản xuất từ những năm 70 của thế kỷ trước. Ảnh: CNN.
Khác với các loại vũ khí có khả năng cơ động cao như hệ thống tên lửa HIMARS, tiêm kích F-16 sẽ cần hệ thống đường băng và cơ sở hạ tầng rất khắt khe, điều này khiến chúng khó có thể lẩn trốn khỏi hệ tống vệ tinh do thám dày đặc của Nga.
Một khi bị lộ vị trí, các tên lửa Nga có thể tấn công chính xác vào các chiến đấu cơ F-16 ngay khi chúng còn đang nằm trên mặt đất, hoặc tấn công phá hủy kho chứa xăng, đường băng và trạm kiểm soát không lưu trong khu vực, khiến chiến đấu cơ F-16 dù còn nguyên vẹn, cũng khó có khả năng hoạt động được.

Nga ra lò hệ thống phòng không "miễn nhiễm" với áp chế điện tử

Quân đội Nga đã tăng cường sức mạnh phòng không cho các đơn vị lính dù, bằng việc phát triển hệ thống phòng không cơ động tầm thấp Ptitselov, có thể đổ bộ bằng dù từ máy bay vận tải quân sự.

Nga ra lò hệ thống phòng không "miễn nhiễm" với áp chế điện tử
Nga ra lo he thong phong khong

Tập đoàn vũ khí khổng lồ của Nga Rostec tuyên bố, họ đã hoàn thành việc phát triển tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp cho các đơn vị đổ bộ đường không. Hệ thống phòng không mới nhất được gọi là Ptitselov. Ảnh: Rostec.

Mỹ thừa nhận hệ thống Patriot ở Ukraine "bị hư hại nhẹ"

Sau cuộc tấn công vào rạng sáng ngày 16/5 vào thủ đô Kiev của Ukraine, Mỹ đã thừa nhận hệ thống Patriot của mình bị "hư hại nhẹ" và vẫn hoạt động được.

 Mỹ thừa nhận hệ thống Patriot ở Ukraine "bị hư hại nhẹ"
My thua nhan he thong Patriot o Ukraine

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hệ thống Patriot của nước này đã bị "hư hỏng nhẹ" nhưng vẫn hoạt động được. Thông tin trên được đưa ra, sau khi phía phía Nga công bố đã đánh trúng một tổ hợp Patriot của Mỹ, kèm theo đó là nhiều đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội Nga và Ukraine, ghi lại toàn bộ cuộc đối đầu giữa hệ thống phòng không Mỹ với tên lửa Nga. Ảnh cắt từ clip/nguồn BM.

Loạt vũ khí đáng gờm của ông lớn Samsung, Daewoo Hàn Quốc

Với sự tham gia của những tập đoàn lớn vào lĩnh vực quốc phòng, quân đội Hàn Quốc không chỉ tự chủ được vũ khí trong nước, mà còn xuất khẩu sang các nước NATO.

Loạt vũ khí đáng gờm của ông lớn Samsung, Daewoo Hàn Quốc
Loat vu khi dang gom cua ong lon Samsung, Daewoo Han Quoc
 Samsung Techwin (hiện là Hanwha Techwin) là nhà thầu chính sản xuất nhiều dòng động cơ cho các máy bay, trực thăng, tàu chiến phục vụ trong Quân đội Hàn Quốc. Ví dụ, trong ảnh là động cơ tuốc bin trục T700-701K do Samsung sản xuất từ năm 2006 để cung cấp cho các trực thăng UH-60 Black Hawk của Không lực Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Thai Military

Tin mới