Để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, cần mở nút thắt gì?

(Kiến Thức) - Tổng kết lại một năm đầy ấn tượng của kinh tế Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Vẫn cần mở những nút thắt để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn nữa. 

Tại Hội thảo “Mở những nút thắt để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển kinh tế; Câu lạc bộ Các nhà công thương Việt Nam phối hợp tổ chức, không ít chuyên gia kinh tế đã thẳng thắn chỉ ra nhiều "vật cản" đang cản trở kinh tế Việt Nam phát triển; đồng thời nêu ra hướng "hóa giải" những nút thắt này.
Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải tháo nút thắt để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải tháo nút thắt để kinh tế Việt Nam  phát triển bền vững.
Năm 2017, Việt Nam tham gia và làm chủ nhà của Tuần lễ cấp cao APEC trong bối cảnh chính trị, kinh tế trên thế giới có rất nhiều thay đổi và biến động ở nhiều tầng nhiều nấc, Việt Nam gặp rất nhiều thách thức cũng như cơ hội. 
Trong nước, Chính phủ đang có những cải cách mạnh mẽ về chính sách dành cho doanh nghiệp, củng cố niềm tin xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động. Tuy vậy, theo PGS. TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua được đánh giá cao, song vẫn thiếu sự bền vững và dễ bị tổn thương. Hoạt động kinh doanh, sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn bởi chính những vấn đề nội tại của doanh nghiệp, như: Chưa kịp đổi mới quản trị, chưa bắt kịp xu thế công nghệ, những rào cản đến từ tồn tại, hạn chế của chính sách...
Những bất cập hiện nay trong điều hành các luật thuế cũng được nhiều chuyên gia kinh tế bàn tới. PGS.TS Đặng Văn Thanh - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển kinh tế; Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà Công thương Việt Nam - cho rằng: Hiện nay còn nhiều ý kiến và đang xin ý kiến thêm các doanh nghiệp, chuyên gia trong cả nước về thuế tiêu thụ đặc biệt vì nó tác động mạnh mẽ không chỉ tới các doanh nghiệp, mà tới toàn xã hội. "Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những sắc thuế rất cần thiết của Nhà nước, nó không chỉ có nhiệm vụ tăng ngân sách Nhà nước, mà quan trọng hơn là định hướng, hướng dẫn tiêu dùng xã hội, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, mang tính vĩ mô của cả nền kinh tế. Vì vậy việc điều chỉnh một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải được tính toán, cân nhắc kỹ.

Mời quý độc giả xem Video "Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2017". Nguồn: VNEWS:

Trong buổi Hội thảo, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, đã nói về Luật Cạnh tranh trong bối cảnh Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Cạnh tranh sửa đổi trong kỳ họp vào tháng 5/2018 tới. Theo ông Tân, trong quá trình 10 năm thực hiện, Luật Cạnh tranh cũng có nhiều bất cập.
"Sắp tới Chính phủ giao Bộ Công thương xây dựng dự thảo luật cạnh tranh để trình Quốc hội. Chúng tôi đã có kiến nghị và báo Chính phủ để báo cáo Quốc hội nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng tiếp cận các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phản cạnh tranh, tác động đến doanh nghiệp trong nước. Đó cũng là yếu tố cơ bản, là nút thắt đầu tiên cần giải quyết trong mối tương quan của doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.
Về giải pháp cho năm 2018, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để “đuổi” kịp tốc độ tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng khoảng 8% trong 10 hoặc 20 năm tiếp theo.

Muốn làm được điều đó, Chính phủ cần có các chính sách tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa…; đưa ra những chính sách thu hút đầu tư, chính sách thuế hợp lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài; song vẫn đảm bảo cơ hội cho khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển…

Báo Anh: Việt Nam có triển vọng là “con hổ” tiếp theo ở châu Á

(Kiến Thức) - Tờ báo kinh tế uy tín có trụ sở tại Anh The Economist đã tổng kết lại những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua.

Trong bài viết có tiêu đề “Xin chào, Việt Nam” ở mục Con rồng tiếp theo của châu Á, tờ The Economist đánh giá là nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có tiềm năng trở thành "con hổ tiếp theo của kinh tế châu Á".
Việt Nam đang trên đà trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài (ảnh: Alamy).

Việt Nam đang trên đà trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài (ảnh: Alamy).

Forbes nhận định lạc quan về kinh tế Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, kinh tế Việt Nam năm 2016 vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao và ổn định.

Forbes nhan dinh lac quan ve kinh te Viet Nam
 Sản xuất khuôn mẫu kim loại ở Công ty TNHH Punch Industry Manufacturing Việt Nam tại KCN Mỹ Phước 3.

Kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2017 qua những con số

Việt Nam thu hút được dòng vốn FDI 33 tỷ USD từ giới đầu tư nước ngoài, riêng tháng 11 là 5 tỷ USD...

Bức tranh kinh tế 11 tháng có nhiều gam sáng khi Việt Nam thu hút được dòng vốn FDI 33 tỷ USD từ giới đầu tư nước ngoài, riêng tháng 11 là 5 tỷ USD. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 116.000 doanh nghiệp, trên 24.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động. Trung Quốc tiếp tục là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, trong khi Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 11 tháng.
Các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 (%).
 Các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 (%).

Tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất (triệu USD)
 Tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất (triệu USD)

Các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng (tỷ USD).
 Các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng (tỷ USD).

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong 11 tháng (tỷ USD).
 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong 11 tháng (tỷ USD).

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong 11 tháng (tỷ USD).
 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong 11 tháng (tỷ USD).

Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017.
 Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017.

Thu ngân sách của Việt Nam trong 11 tháng (nghìn tỷ đồng).
 Thu ngân sách của Việt Nam trong 11 tháng (nghìn tỷ đồng).

Chi ngân sách của Việt Nam trong 11 tháng (nghìn tỷ đồng). undefined - Ảnh 9.
 Chi ngân sách của Việt Nam trong 11 tháng (nghìn tỷ đồng).

undefined - Ảnh 9.


Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 11 tháng (nghìn tỷ đồng).
 Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 11 tháng (nghìn tỷ đồng).
Khách du lịch đến Việt Nam trong tháng 11 (nghìn người).
 Khách du lịch đến Việt Nam trong tháng 11 (nghìn người).

Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 11 tháng.
 Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 11 tháng.

Các địa phương có chỉ số công nghiệp tăng trưởng cao (%)
 Các địa phương có chỉ số công nghiệp tăng trưởng cao (%)

Một số sản phẩm công nghiệp tăng trưởng cao (%)
 Một số sản phẩm công nghiệp tăng trưởng cao (%)

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 11 tháng.
 Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 11 tháng.

Tin mới