Đề nghị bổ sung các trường hợp lực lượng cảnh vệ được nổ súng

Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận về nhiều vấn để quản lý vũ khí, chất nổ trong đó xem xét cho phép lực lượng cảnh vệ được nổ súng. 

De nghi bo sung cac truong hop luc luong canh ve duoc no sung
 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN).
Chiều 10/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của các dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và Luật cảnh vệ.
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Luật.
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung trong Báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về một số vấn đề xin ý kiến về dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá quy định trong dự thảo Luật cơ bản đáp ứng được mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phục vụ sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với quy định trong dự thảo về phạm vi điều chỉnh của dự Luật bao gồm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Dự thảo đã bỏ quy định về vũ khí hạng nặng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với lý giải của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đối với một số đề nghị của đại biểu Quốc hội về việc điều chỉnh đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ, không điều chỉnh vật liệu nổ và tiền chất thuốc nổ; chỉ điều chỉnh đối với vũ khí, vật liệu nổ, không điều chỉnh công cụ hỗ trợ...
Theo đó, mặc dù vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng, mục đích sử dụng và được trang bị cho các đối tượng khác nhau nhưng đều là nguồn nguy hiểm cao độ, có nguy cơ trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nên cần quản lý chặt chẽ trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng nhằm bảo đảm an toàn, tránh thất thoát, hạn chế việc lợi dụng, sử dụng vào hoạt động phạm tội.
Tiền chất thuốc nổ là một thành phần quan trọng để chế tạo vật liệu nổ, trong đó có một số hóa chất là tiền chất thuốc nổ có tính nguy hiểm cao, có thể sử dụng để chế tạo vật liệu nổ với phương pháp đơn giản, dễ dàng nên cần quản lý chặt chẽ.
Luật này chỉ điều chỉnh một số loại tiền chất thuốc nổ nguy hiểm nằm trong danh mục của Chính phủ ban hành và không xung đột với quy định trong Luật hóa chất.
Về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí (Điều 15 dự thảo Luật Chính phủ trình), Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết hiện nội dung này có 3 loại ý kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
Loại ý kiến thứ nhất nhất trí với phương án 1 của dự thảo Luật Chính phủ trình. Loại ý kiến thứ hai nhất trí với phương án 2 của dự thảo Luật Chính phủ trình. Loại ý kiến thứ ba đề nghị quy định theo hướng xây dựng các tập đoàn công nghiệp quốc phòng, an ninh và huy động các nguồn lực xã hội, các cơ sở công nghiệp dân sinh tham gia hoạt động này để thống nhất với chủ trương của Đảng và pháp luật hiện hành về xây dựng công nghiệp quốc phòng.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thống nhất chọn phương án 1 theo dự thảo Luật Chính phủ trình. Tuy nhiên, trong Tờ trình và trong dự thảo Luật, Chính phủ đề xuất hai phương án, đề nghị báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.
Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu đây là vấn đề chiến lược gắn với công nghiệp quốc phòng, theo đề nghị của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Đảng đoàn Quốc hội trình Bộ Chính trị cho ý kiến để làm cơ sở cho việc tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật.
Kết luận nội dung này, trên cơ sở các ý kiến đóng góp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan hoàn chỉnh dự thảo Luật, gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn chỉnh, trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 3.
Thời gian còn lại của buổi làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của Luật Cảnh vệ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao với Báo cáo một số vấn đề xin ý kiến về dự thảo Luật cảnh vệ của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về: thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh hoặc bổ sung đối tượng cảnh vệ và biện pháp cảnh vệ; lực lượng Cảnh vệ và tổ chức Cảnh vệ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; sử dụng vũ khí trong khi thi hành nhiệm vụ; quyền huy động người, thực hiện trưng dụng tài sản, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ Về khen thưởng và xử lý vi phạm.
Về sử dụng vũ khí trong khi thi hành nhiệm vụ (Điều 23 dự thảo Luật Chính phủ trình), một số ý kiến đề nghị việc nổ súng của lực lượng Cảnh vệ phải thực hiện theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Một số ý kiến cho rằng cần bổ sung các trường hợp nổ súng riêng của lực lực lượng này, nhưng đề nghị cân nhắc trường hợp nổ súng “để tiêu diệt đối tượng”.
Vấn đề này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, dự thảo Luật quy định việc nổ súng của lực lượng Cảnh vệ trước hết phải thực hiện theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; đồng thời bổ sung quy định các trường hợp nổ súng riêng đối với lực lượng này là cần thiết, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ công tác cảnh vệ.
Tuy nhiên, để tránh lạm dụng việc nổ súng xâm phạm tính mạng của đối tượng có hành vi đang tấn công trực tiếp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thay cụm từ “Để tiêu diệt đối tượng” tại điểm c khoản 2 dự thảo Luật Chính phủ trình bằng cụm từ “Vô hiệu hóa đối tượng,” đồng thời chỉnh sửa tại Điều 21 như dự thảo Luật.
Đối với ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc ưu tiên sử dụng công cụ hỗ trợ trước khi nổ súng và đề nghị bổ sung quy định về việc nổ súng của cảnh vệ nước ngoài tại Việt Nam, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã được dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ điều chỉnh.
Đối với lực lượng Cảnh vệ nước ngoài vào Việt Nam, việc mang vũ khí và sử dụng vũ khí phải tuân thủ Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận trên cơ sở có đi có lại giữa các quốc gia và thực hiện theo quy định của Luật này. Do đó, đề nghị không bổ sung các nội dung trên vào dự thảo Luật.

Vinamilk 40 năm Vươn cao Việt Nam – Vươn Tầm Thế Giới

(Kiến Thức) - Với vị thế của một thương hiệu lớn trong những năm qua Vinamilk luôn khẳng định vị trí và vai trò dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn là mục tiêu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngành sữa Việt Nam được đánh giá là đã có bước phát triển khá nhanh với chỉ 1-2 nhà sản xuất và phân phối sữa vào trước những năm 1992 thì nay đã tăng lên hơn 70 doanh nghiệp. Những năm qua ngành sữa cũng luôn là một trong những ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng tốt và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng.

Liên tiếp mở rộng đầu tư, Vinamilk hái “trái ngọt” ở nước ngoài

(Kiến Thức) - Năm 2016 là vừa tròn 40 năm thành lập, đến nay Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa tại Việt Nam và đang vươn mình mạnh mẽ ra quốc tế.

Vinamilk đã đầu tư vào một loạt nhà máy tại Campuchia, New Zealand, Mỹ và công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu…

Tin mới