Đề nghị nâng tốc độ tối đa lên 90km/h trên cao tốc 4 làn xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải về việc tổ chức cắm biển tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới.

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, từ cuối tháng 12/2023 đến nay, trên cơ sở các chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải và đề xuất của các Ban quản lý dự án, UBND tỉnh Tiền Giang, Tuyên Quang và Sở Giao thông vận tải hai tỉnh… đã có 4 đoạn tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe cơ giới được khai thác với tốc độ tối đa là 90km/h thay vì 80km/h.
De nghi nang toc do toi da len 90km/h tren cao toc 4 lan xe
 Ảnh minh họa.
Các đoạn tuyến cao tốc được nâng tốc độ tối đa 90km/h gồm: Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu, Mỹ Thuận - Cần Thơ; Trung Lương - Mỹ Thuận; Tuyên Quang - Phú Thọ. Theo báo cáo của các Ban quản lý dự án, Sở Giao thông vận tải đang quản lý các đoạn tuyến cao tốc trên, sau thời gian khai thác với tốc độ tối đa 90 km/h, bước đầu giao thông đã ổn định.
Vì vậy, trên cơ sở thống nhất tại cuộc họp ngày 23/1 giữa Cục Đường bộ và các đơn vị liên quan, Cục Đường bộ đề nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản chỉ đạo các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý các đoạn tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư thiết kế 4 làn xe cơ giới có quy mô tương đồng với 4 đoạn tuyến cao tốc trên được khai thác với tốc độ tối đa 90 km/h.
Các đơn vị quản lý đường cao tốc tăng cường các điều kiện, biện pháp bảo đảm giao thông trên tuyến như: Trực chốt tại các lối vào; công tác cứu hộ, cứu nạn ứng cứu kịp thời; phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát giao thông trên tuyến...
Trong quá trình khai thác, sử dụng, yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác đường cao tốc tiếp tục theo dõi về tổ chức giao thông, tình hình an toàn giao thông trên tuyến để kịp thời phát hiện các tồn tại, bất cập, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tốc độ khai thác, phương án tổ chức giao thông cho phù hợp nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.
Ngoài ra, Cục Đường bộ đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo các Ban quản lý dự án, các đơn vị liên quan đầu tư hệ thống giao thông thông minh để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đầu tư..
.>>> Xem thêm video: 11.100 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân.

Va chạm trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc 2km

Hàng nghìn ô tô nối đuôi nhau hơn 2km theo hướng TP.HCM đi Đồng Nai trên cao tốc, trạm thu phí Long Phước kẹt cứng.

Va chạm trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc 2km
PV Báo Giao Thông ghi nhận lúc 9h ngày 26/2, dòng xe lưu thông trên cao tốc Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây theo hướng TP.HCM đi Đồng Nai phải chôn chân, nhích từng mét.

Cao tốc Bắc - Nam đi qua địa phận Nghệ An sau hơn nửa năm triển khai

UBND tỉnh Nghệ An ra "tối hậu thư" GPMB cao tốc Bắc Nam, các mũi thi công trên công trường, các địa phương huy động nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ

Cao tốc Bắc - Nam đi qua địa phận Nghệ An sau hơn nửa năm triển khai
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai
 Dọc tuyến dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, không khí thi công diễn ra khẩn trương. Xe vận chuyển vật liệu phục vụ thi công ra vào tấp nập hòa trong tiếng động cơ máy ủi, máy lu, máy khoan.
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-2
 Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu đi qua tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, có chiều dài gần 50km, tổng mức đầu tư 7.293 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước với thời gian thi công khoảng 2 năm.
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-3
Dự án xây dựng quy mô 6 làn xe, nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế 100 - 120km/h. Trước mắt, tại giai đoạn phân kỳ, dự án xây dựng quy mô 4 làn xe, nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80km/h.
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-4
Các cây cầu trên tuyến cao tốc đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, gấp rút hoàn thành.
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-5
Tuyến đường cao tốc hiện đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đang dần thành hình.
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-6
Đại diện Ban quản lý Dự án 6 (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, quá trình triển khai dự án, mặc dù gặp nhiều khó khăn như ảnh hưởng dịch COVID-19, mưa lụt... Tuy nhiên, Ban Quản lý dự án 6 đã đôn đốc, chỉ đạo đơn vị thi công tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ.
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-7
Như Tiền phong đã đưa tin, ngày 09/3/2022 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh có công văn phê bình Chủ tịch thị xã Hoàng Mai và các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Hưng Nguyên do trước đó không thực hiện nghiêm chỉ đạo về công tác giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An.
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-8
 Một hộ dân ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An chưa bàn giao mặt bằng.
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-9
Để triển khai dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã thường xuyên chỉ đạo quyết liệt, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Ban Quản lý dự án 6 - Bộ GTVT trước ngày 25/3/2022. Hiện đã giải phóng mặt bằng được 87,54km trên tổng số 87,84km, đạt 99,6%. 
Cao toc Bac - Nam di qua dia phan Nghe An sau hon nua nam trien khai-Hinh-10
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đi qua tỉnh Nghệ An dài 87,84km, có tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, thời gian thi công dự án trong khoảng 2 năm; thuộc 2 dự án thành phần đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. 

>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Nhiều địa phương bắt đầu giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam. (Nguồn: VNEWS)

Địa phương nào đã chuyển đổi diện tích để làm cao tốc Bắc - Nam?

Bộ GTVT đề nghị, trước ngày 27/3, các địa phương hoàn thành thẩm định hồ sơ đề nghị chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng làm cao tốc Bắc - Nam.

Địa phương nào đã chuyển đổi diện tích để làm cao tốc Bắc - Nam?
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND 12 tỉnh, thành phố nơi có dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 đi qua cùng các Ban QLDA liên quan về chủ trương, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên phục vụ dự án. 
Đến ngày 23/3/2022, Bộ đã nhận được số liệu tổng hợp về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của 8/12 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; chưa nhận được kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của 7 tỉnh có diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Tin mới