Đề xuất bỏ phiếu kín khi lấy ý kiến cử tri đối với ứng viên Đại biểu Quốc hội

Trao đổi với Tiền Phong về Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những ứng cử viên Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho rằng phải tránh tình trạng “cử tri chuyên nghiệp”; đồng thời kiến nghị bỏ phiếu kín khi biểu quyết để bảo đảm tính khách quan.

Đề xuất bỏ phiếu kín khi lấy ý kiến cử tri đối với ứng viên Đại biểu Quốc hội
Minh bạch hồ sơ, tài sản để cử tri giám sát
Sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2, MTTQVN các cấp sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND). Theo ông có điểm gì cần lưu ý để phát huy vai trò giám sát của cử tri?
Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy vai trò giám sát của nhân dân nơi ứng cử viên sinh sống. Việc này đã được MTTQ Việt Nam hướng dẫn rất đầy đủ, song vấn đề quan trọng là khâu thực hiện ra sao, để phát huy được tốt nhất vai trò “tai, mắt” của nhân dân. Hơn ai hết, cư tri nơi cư trú là những người biết rõ ứng cử viên đó quan hệ với láng giềng, hàng xóm ra sao; có gương mẫu trong sinh hoạt và lối sống hay không; rồi vợ, chồng, con cái ra sao…?
De xuat bo phieu kin khi lay y kien cu tri doi voi ung vien Dai bieu Quoc hoi

Biểu quyết thông qua danh sách người ứng cử tại Hội nghị hiệp thương của MTTQ Việt Nam. 

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thấy rằng, không phải cái gì cử tri nơi cư trú cũng đều biết hết cả. Ví dụ như vấn đề tài sản, đôi khi cái cử tri nhìn thấy chỉ là bề nổi, còn “của chìm” thì không thể biết rõ. Nhân dân làm sao biết được ứng cử viên đó có hai quốc tịch và cũng biết làm sao biết được các khối tài sản của họ ở nước ngoài hay ở các nơi khác? Qua nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã cho chúng ta nhiều bài học, kinh nghiệm, nhất là qua các vụ việc đại biểu vi phạm tiêu chuẩn, dính đến các vụ việc, vụ án tiêu cực, tham nhũng và bị xử lý bãi miễn. Cần phải được rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc lựa chọn ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV.
Như vậy, muốn phát huy được vai trò của cử tri nơi cư trú, phải công khai, minh bạch hồ sơ, tài sản của các ứng cử viên?
Theo tôi, tất cả những cái đó cần được công khai minh bạch, không chỉ tại Hội nghị Hiệp thương mà cả tại hội nghị cử tri nơi cư trú. Vừa qua, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 thông qua danh sách sơ bộ 205 người của các cơ quan T.Ư giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cũng có kèm theo bảng kê khai tài sản. Do đó, ở địa bàn dân cư cũng nên có cách thức công khai. Có công khai thì nhân dân mới giám sát và phát hiện ra được những nghi vấn để các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát.
Giơ tay biểu quyết khó bảo đảm khách quan
Việc biểu quyết giới thiệu ứng cử viên vừa qua thường được thực hiện theo hình thức giơ tay, ông nghĩ sao về cách thức này?
Tôi thấy tại các cơ quan, đơn vị vừa qua đa phần thực hiện việc biểu quyết theo hình thức giơ tay. Kết quả các ứng cử viên đều đạt tỷ lệ 100%. Điều này gây ra những băn khoăn nhất định, bởi biểu quyết theo hình thức giơ tay khó bảo đảm được tính khách quan, vô tư. Vì thế, để bảo đảm sự vô tư, khách quan, tránh tình cảm cá nhân nên dùng hình thức bỏ phiếu kín để thể hiện được rõ chính kiến. Với thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan ứng cử, nếu biểu quyết theo hình thức giơ tay thì chẳng ai dám không giơ tay cả.
De xuat bo phieu kin khi lay y kien cu tri doi voi ung vien Dai bieu Quoc hoi-Hinh-2

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

Việc mời các cư tri nơi cư trú tham dự hội nghị lấy ý kiến đối với người được giới thiệu ứng cử, có điều gì cần phải lưu ý, thưa ông?
Thành phần cử tri nơi cư trú dự hội nghị phải đa dạng, khách quan, tránh tình trạng cử tri “chuyên nghiệp”. Có như thế mới phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, và ý chí của nhân dân nơi cư trú. Nếu mời toàn cử tri “chuyên nghiệp” thì khó mà bảo đảm được sự khách quan.
Khi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú làm sao bảo đảm được sự bình đẳng giữa những người được các cơ quan, đơn vị, tổ chức giới thiệu và những người tự ứng cử, thưa ông?
Hiện nay các quy định và hướng dẫn của MTTQVN đều bảo đảm sự bình đẳng, công bằng, không phân biệt giữa những người được các cơ quan giới thiệu và người tự ứng cử. Khi thực hiện các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, MTTQVN và chính quyền các cấp cần phải thực hiện nghiêm theo đúng các quy định của luật và hướng dẫn của MTTQVN, không được phân biệt đối xử giữa những người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử. Những nơi nào có hành vi phân biệt là vi phạm cần phải chấn chỉnh, xử lý.
Xin cảm ơn ông!

Vừa qua, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 thông qua danh sách sơ bộ 205 người của các cơ quan T.Ư giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cũng có kèm theo bảng kê khai tài sản. Do đó, ở địa bàn dân cư nên có cách thức công khai.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Nhiều điểm mới trong công tác nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Nguồn: VTC


Người đàn ông cứu thành công 47 ngư dân

Đang đánh bắt hải sản ở ngoài khơi, một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị chìm. 47 ngư dân bị nạn được anh Lâm cứu vớt thành công.
 
 

Người đàn ông cứu thành công 47 ngư dân
Ngày 19/3, tàu cá mang số hiệu QNa 91595 TS của ông Huỳnh Minh Khả (48 tuổi, trú xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã chở 47 ngư dân bị nạn về cảng cá An Hòa (xã Tam Giang, huyện Núi Thành) an toàn.

Khoảng 15h ngày 15/3, tàu QNa 90839 TS do ngư dân Nguyễn Văn Bé (44 tuổi, ở xã Tam Giang, Núi Thành) làm thuyền trưởng, đang đánh bắt hải sản ở vị trí cách cảng An Hòa khoảng 475 hải lý thì bị chìm.

Nguoi dan ong cuu thanh cong 47 ngu dan
Tàu cá đưa 47 ngư dân bị nạn về đất liền. Ảnh: T.Đức. 

Huyện nghèo ở Thanh Hóa xin xây trụ sở 30 tỷ: “Cần xem lại nhận thức cán bộ“

Chủ trương của Chính phủ hạn chế xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị để tránh lãng phí, việc huyện nghèo Quan Hóa đề xuất xây dựng trụ sở huyện ủy 30 tỷ cần xem lại nhận thức của lãnh đạo, có quan liêu, xa dân không?

Huyện nghèo ở Thanh Hóa xin xây trụ sở 30 tỷ: “Cần xem lại nhận thức cán bộ“
Mới đây, việc UBND huyện Quan Hóa có tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa xin kinh phí xây dựng mới trụ sở huyện hơn 30 tỷ đồng gây nhiều ý kiến trái chiều. Bởi vì, Quan Hóa là một huyện nghèo, đời sống nhân dân hiện còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, năm 2020, UBND huyện Quan Hóa mới phê duyệt triển khai các gói thầu sửa chữa nhiều hạng mục trụ sở huyện ủy với tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng.
Huyen ngheo o Thanh Hoa xin xay tru so 30 ty: “Can xem lai nhan thuc can bo“
 Trụ sở Huyện ủy Thanh Hóa. Ảnh: PLO

Nữ sinh lớp 10 bị bạn phượt xâm hại tình dục: Chuyên gia tâm lý nói gì?

"Nữ sinh lớp 10 ở Thanh Hóa bị bạn quen qua Facebook rủ đi uống bia rồi xâm hại tình dục là sự việc xót xa, dư luận ai cũng xót thương, cảm thông nhưng đồng thời cũng đáng trách nữ sinh", chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy cho biết.

Nữ sinh lớp 10 bị bạn phượt xâm hại tình dục: Chuyên gia tâm lý nói gì?
Mới đây, một nữ sinh lớp 10 tại Thanh Hóa bị bạn phượt quen qua Facebook xâm hại tình dục khiến dư luận xôn xao, phẫn nộ.
Theo lời kể của nữ sinh M.T.T (15 tuổi, học lớp 10, ở Nga Sơn, Thanh Hóa), qua mạng xã hội Facebook em có quen với H.V.T (20 tuổi, trú huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa). 

Tin mới