Đề xuất đưa Luật an ninh mạng vào cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4

(Kiến Thức) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị đưa dự án Luật An ninh mạng trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.

Đề xuất đưa Luật an ninh mạng vào cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4
Chiều 31/5, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 nêu rõ, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 sau khi điều chỉnh sẽ là: Tại kỳ họp thứ 3, trình Quốc hội thông qua 13 luật, 3 nghị quyết; cho ý kiến về 5 dự án luật. Tại kỳ họp thứ 4, trình Quốc hội thông qua 6 luật; cho ý kiến về 11 dự án luật (trong đó có 2 dự án nếu bảo đảm điều kiện thì có thể thông qua ngay tại 1 kỳ họp).
De xuat dua Luat an ninh mang vao cho y kien tai ky hop thu 4
 Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội). Ảnh quochoi.vn
Trong các ý kiến thảo luận tại Hội trường, đáng chú ý là đề xuất đưa dự án Luật An ninh mạng trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.
Đại biểu Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận) nêu vấn đề, Luật An ninh mạng được Quốc hội dự kiến cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 như vậy là quá lâu, trong khi các quy định về an ninh mạng của nước ta hiện nay đang diễn biến rất phức tạp.
“Đây là vấn đề cấp bách cần được ưu tiên trong quy hoạch và ban hành các văn bản liên quan”, ông Phạm Huyền Ngọc nói.
Đại biểu Phạm Huyền Ngọc dẫn giải: “Hiện nay các thế lực thù địch phản động đang triệt để sử dụng không gian mạng để xâm phạm quốc phòng và an ninh quốc gia, chống phá Đảng, nhà nước, tuyên truyền phá hoại, kích động gây rối, tạo dư luận xấu…Hàng năm hệ thống thông tin nước ta phải chịu hàng nghìn cuộc tấn công mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến sự an toàn xã hội, làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng… Công tác phòng ngừa đấu tranh các hành vi xâm phạm an ninh mạng, sử dụng không gian mạng để xâm phạm lĩnh vực quốc phòng, an ninh còn rất khó khăn do chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác đảm bảo an ninh mạng. Bộ Công an đang khẩn trương phối hợp với các bên liên quan xây dựng dự án Luật An ninh mạng. Đến nay cơ bản đã hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4”.
Đại biểu Triệu Tuấn Hải (tỉnh Lạng Sơn) cũng đồng tình với việc đề nghị Quốc hội đưa Dự án luật an ninh mạng vào cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, thông qua tại kỳ họp thứ 5.
“Hiện nay, tội phạm luôn tìm cách lợi dụng mạng công nghệ thông tin để tuyên truyền, kích động làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong khi đó, ngoài một số văn bản có đề cập đến tình hình an ninh mạng thì trong hệ thống pháp luật của nước ta chưa có quy phạm pháp luật quy định về công tác an ninh mạng”, Đại biểu Triệu Tuấn Hải cho biết.
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội) nêu ý kiến: “Vấn đề an ninh mạng hiện nay đang là vấn đề toàn cầu, có thể gây ra những hiểm họa khôn lường về an ninh và trật tự an toàn xã hội. Do đó, đề nghị Quốc hội đưa vào sớm hơn nữa trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Dự án luật an ninh mạng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và an toàn chung của đất nước”.

Ngày 25/5, Quốc hội nghe dự án Luật quản lý nợ công

(Kiến Thức) - Ngày 25/5, Quốc hội nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý nợ công, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quản lý ngoại thương.

Ngày 25/5, Quốc hội nghe dự án Luật quản lý nợ công
Phiên họp ngày 25/5, Kỳ họp Thứ 3, Quốc hội khóa XIV, buổi sáng Quốc hội làm việc tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển phiên họp.
Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi). Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi).

Ngày 26/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật quy hoạch

(Kiến Thức) - Hôm nay 26/5, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch.

Ngày 26/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật quy hoạch
Theo Chương trình làm việc ngày 26/5/2017, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, buổi sáng, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật quy hoạch.

Ngày mai 29/5, Quốc hội nghe dự án Luật Tố cáo

(Kiến Thức) - Ngày mai 29/5, Quốc hội  khóa XIV sẽ nghe dư án Luật Tố cáo, nghe và thảo luận Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, dự án Luật Du lịch.

Ngày mai 29/5, Quốc hội nghe dự án Luật Tố cáo
Theo chương trình phiên họp ngày 29/5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp. Quốc hội nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội tiếp tục nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).
Cũng trong buổi sáng ngày 29/5, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Tin mới