Đề xuất hoán đổi ngày nghỉ Tết Dương lịch, 30/4 và 1/5 năm 2019

Do dịp Tết Dương lịch, 30/4 và 1/5 có ngày nghỉ lễ xen kẽ ngày nghỉ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất phương án đi làm bù, để người lao động nghỉ liên tục, dài ngày hơn.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa dự thảo tờ trình nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào dịp nghỉ lễ năm 2019 đối với cán bộ, công chức và viên chức. Cơ quan này đang xin ý kiến của 12 bộ, ban ngành.
Đề xuất nghỉ Tết Dương lịch 4 ngày
Đối với dịp nghỉ Tết dương lịch năm 2019, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất phương án công chức viên chức đi làm thứ bảy (ngày 5/1/2019), để nghỉ thứ hai (31/12/2019).
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất nghỉ 4 ngày dịp Tết Dương lịch. Ảnh: Hoàng Hà.
 Bộ LĐ-TB&XH đề xuất nghỉ 4 ngày dịp Tết Dương lịch. Ảnh: Hoàng Hà.
Với cách nghỉ này, người lao động sẽ được nghỉ liền từ thứ bảy (ngày 29/12/2018) đến hết ngày thứ 3 (1/1/2019) vào dịp nghỉ lễ Tết dương lịch. Như vậy, tổng số ngày nghỉ của đợt này là 4 ngày liên tục.
Bộ LĐ-TB&XH phân tích rằng cách nghỉ này chỉ hoán đổi 1 ngày nghỉ hàng tuần với 1 ngày làm việc, tổng số ngày nghỉ là 4 ngày, nên dễ thực hiện.
Đề xuất nghỉ dịp 30/4, 1/5: Bộ ủng hộ nghỉ 5 ngày liên tục
Đối với dịp nghỉ lễ ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, Bộ LĐ-TB&XH đang đề xuất 2 phương án.
Phương án 1: Người lao động nghỉ 2 ngày, gồm thứ ba (ngày 30/4) và thứ tư (ngày 1/5), không hoán đổi ngày nghỉ.
Theo phương án 1, người lao động nghỉ 2 ngày dịp 30/4, 1/5. Ảnh: TM.

Theo phương án 1, người lao động nghỉ 2 ngày dịp 30/4, 1/5. Ảnh: TM. 

Phương án 2: Cán bộ, công chức viên chức nghỉ 5 ngày liên tục, từ ngày 27/4/2019 đến hết ngày 1/5/2019. Do ngày thứ hai là ngày đi làm xen kẽ giữa các ngày nghỉ nên đề xuất nghỉ hoán đổi và đi làm bù vào thứ bảy (4/5/2019). Trong đó, 2 ngày nghỉ hàng tuần, một ngày nghỉ hoán đổi và hai ngày nghỉ lễ.
Theo tờ trình của Bộ LĐ-TB-XH, trong quá trình thực hiện trước đây, Bộ đã nhận được một số ý kiến cho rằng việc nghỉ lễ kéo dài liên tục nhiều ngày có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp và người dân khi có công việc hành chính cần liên hệ với cơ quan nhà nước.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất phương án cho người lao động nghỉ 5 ngày dịp 30/4, 1/5. Ảnh: TM.
 Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất phương án cho người lao động nghỉ 5 ngày dịp 30/4, 1/5. Ảnh: TM.
Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng một số người dân chưa hiểu rõ thực chất của việc hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần, nghĩ số ngày làm việc của công chức giảm đi. Theo quan điểm của bộ, phương án 2 hài hòa, phù hợp hơn vì đã giải quyết được một ngày làm việc xen giữa những ngày nghỉ, đồng thời số ngày nghỉ liên tục không quá dài.

Cuộc mưu sinh của những người ở SG không nghỉ lễ 2/9

Nhiều người dân lao động sống ở Sài Gòn không có điều kiện về quê nghỉ lễ 2/9 đã ở lại thành phố tiếp tục công cuộc mưu sinh.

Cuoc muu sinh cua nhung nguoi o SG khong nghi le 2/9
Bà Nguyễn Kim Thu (53 tuổi) bán bánh mì ở bến xe Miền Tây đã gần 30 năm. Người phụ nữ quê ở Mỹ Thuận, Vĩnh Long chẳng mấy khi về vì những ngày lễ là dịp bán đắt hàng nhất, có ngày kiếm 200.000 -300.000 đồng. Ngày thường chỉ bán được chừng hơn 100.000 đồng là may mắn. Chồng mất sớm, bà phải đi làm một mình nuôi con. 

Nghỉ lễ 30/4: Xe ôm lao qua dải phân cách chở khách ra bến

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người vẫn ùn ùn nối đuôi nhau rời Thủ đô về quê nghỉ lễ trong chiều 29/4. Một số xe ôm liều mình lao qua dải phân cách để đón, chở khách

Nghi le 30/4: Xe om lao qua dai phan cach cho khach ra ben
 Ghi nhận của PV Kiến Thức vào chiều 29/4, vẫn còn hàng nghìn người đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thủ đô đổ dồn ra các bến xe Hà Nội về quê nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5. Ảnh chụp tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội).

Tin mới