Đề xuất kiểm tra phi công bắn MH17 bằng máy nói dối

(Kiến Thức) - Phát ngôn viên Ủy ban điều tra Nga (IC) đề xuất dùng máy phát hiện nói dối kiểm tra viên phi công Ukraine Voloshin, người được cho là bắn hạ MH17.

“Thực tế rằng để Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) chịu thừa nhận sự tồn tại của phi công Voloshin đã là một điều khó khăn”, Phát ngôn viên IC Vladimir Markin nói trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tass.
de xuat kiem tra phi cong ban mh17 bang may noi doi hinh anh
Hiện trường vụ tai nạn máy bay MH17.
“Đó là điều dễ dàng để chúng ta kiểm tra xem liệu anh ta (tức Voloshin) có thực hiện một chuyến bay nào vào ngày máy bay MH17 gặp nạn hay không. Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền của Hà Lan đang điều tra nguyên nhân vụ máy bay dân dụng của Malaysia này có thể kiểm tra các ghi chép lịch bay. Thứ hai, việc làm này có vẻ mang lại hiệu quả tốt hơn. Đó là chúng ta sẽ để Voloshin trải qua một cuộc kiểm tra nói dối dưới sự trông chừng của các chuyên gia Hà Lan hay Malaysia”, vị này nói tiếp.
Ông Markin cho hay, “việc thẩm vấn và kiểm tra cả các nhân viên kiểm soát không lưu” (những người không hiểu vì lý do nào lại để chiếc Boeing bay lạc đường như vậy) cũng là một việc nên làm.
Trước đó, ông này cũng thông báo rằng, các điều tra viên IC đã nhận được bằng chứng về việc máy bay quân sự Ukraine có dính líu tới vụ thảm kịch máy bay Malaysia này.
Vào tối ngày 23/12, những nhà điều tra Nga đã thẩm vấn một binh sĩ Ukraine, người trước đó đã kể những thông tin về người đồng đội được cho là đã bắn hạ MH17 trên tờ Komsomolskaya Pravda xoay quanh vụ thảm kịch rơi máy bay đó. Theo nhân chứng này, chiếc Boeing 777 có thể đã bị bắn hạ bởi một chiếc Su-25 của Lực lượng Không quân Ukraine do viên phi công Voloshin điều khiển. Tuy nhiên, SBU bác bỏ và nói rằng, người lính Voloshin không hề thực hiện chuyến bay nào vào ngày máy bay Malaysia rơi ở tỉnh Donetsk.
Ông Markin nói rằng: “Vì là một nhân chứng nên anh ta có thể bị nguy hiểm. Chúng tôi sẽ đưa người lính này vào chương trình bảo vệ nhân chứng. Nếu các đại diện ủy ban điều tra quốc tế vụ án này muốn biết các sự thật, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho họ tất cả các thông tin mà chúng tôi có”.

Thực hư phiến quân ly khai gài mìn khu vực MH17 rơi

(Kiến Thức) - Đội phóng viên CNN vẫn an toàn tiếp cận khu vực máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines rơi dù Ukraine tuyên bố khu vực bị gài mìn.

Ngày 30/4, nỗ lực tiếp cận hiện trường MH17 của chuyên gia Hà Lan và Australia tiếp tục thất bại do thiếu an toàn. Quan chức Ukraine cũng lên tiếng cảnh báo có thể có mìn trong khu vực hiện trường MH17 bị rơi và cho biết nguy hiểm trong khu vực khiến công việc của các chuyên gia quốc tế là không thể thực hiện.
Phóng viên của CNN đã có mặt trong hiện trường vụ rơi máy bay MH17 trong ngày 30/7. Hiện trường vụ rơi máy bay hoàn toàn vắng lặng, không có các chiến binh ly khai, thanh tra hoặc binh sĩ Ukraine. Mặc dù phía Ukraine cáo buộc quân ly khai miền đông gài mìn xung quanh khu vực MH17 rơi nhưng các phóng viên CNN vẫn có thể thâm nhập và trở về an toàn.

“Phe ly khai tính bắn máy bay Nga, thay vì MH17“

(Kiến Thức) - Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine cho hay, phe ly khai đã lên kế hoạch bắn hạ một máy bay Aeroflot của Nga thay vì máy bay Malaysia MH17.

Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Valentyn Nalyvaichenko tại buổi họp báo ở thủ đô Kiev ngày 7/8 tiết lộ thông tin bất ngờ trên.
“Chúng tôi đã đặt ra giả thuyết trong cuộc điều tra về tai nạn máy bay MH17 rằng, các tên nổi dậy và lính đánh thuê lên kế hoạch bắn hạ máy bay dân dụng của hãng hàng không Aeroflot của Nga mang số hiệu chuyến bay AFL2074 (bay từ Moscow tới Larnaca), thay vì MH17”, ông Nalyvaichenko cho hay.

Tin mới