Đề xuất sắp xếp bộ máy các cơ quan cấp tỉnh, huyện

Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 
Theo dự thảo nghị định, Bộ Nội vụ đề xuất có 16 sở, trong đó 6 sở được giữ ổn định về tên gọi và chức năng, nhiệm vụ; 5 sở được hình thành sau khi hợp nhất tương ứng với sắp xếp các bộ ở Trung ương; 5 sở có tiếp nhận, bổ sung chức năng.
Dự thảo cho biết, các sở được tổ chức thống nhất, bao gồm Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thanh tra và Văn phòng UBND. Đồng thời, 5 sở được hình thành từ việc hợp nhất từ 10 sở, ngành tương ứng với sắp xếp các bộ ở Trung ương; 4 sở được giữ nguyên và tiếp nhận, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.
De xuat sap xep bo may cac co quan cap tinh, huyen
Ảnh minh hoạ. báo Lâm Đồng 
Cụ thể, Sở Tài chính thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính. Sở Xây dựng thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng (không thực hiện chức năng, nhiệm vụ về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ). Sở Nông nghiệp và Môi trường thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý về giảm nghèo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Sở Khoa học và Công nghệ thành lập từ hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ (chuyển chức năng quản lý về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). 
 Sở Nội vụ thành lập từ hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ. Sở Y tế tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội… Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương sẽ tiếp nhận nguyên trạng Cục quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về báo chí và xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông.
Dự thảo cũng cho biết, có 4 sở được tổ chức đặc thù, gồm Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Sở Dân tộc và Tôn giáo được hình thành từ Ban Dân tộc, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ, đổi tên thành Sở Dân tộc - Tôn giáo.
Ngoài ra, TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ được tổ chức 15 sở (chưa tính số sở tăng thêm theo quy định của Luật Thủ đô và sở được thí điểm thành lập). Hai thành phố này được quyết định việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất sở, bảo đảm phù hợp với đặc thù thành phố và không vượt quá số sở theo quy định.
Với các tỉnh, thành phố khác, tổ chức, sắp xếp các cơ quan chuyên môn, bảo đảm không vượt quá 13 sở; đối với cấp tỉnh loại 1 có lĩnh vực đặc thù thì không vượt quá 14 sở được quy định tại nghị định này.
Dự thảo quy định bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc. Tuy nhiên, dự thảo cho phép cấp tỉnh loại 2 được bổ sung, tăng thêm không quá 7 phó giám đốc sở; cấp tỉnh loại 1 được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc; TP. Hà Nội và TP. HCM được tăng thêm không quá 15 phó giám đốc.
Dự thảo giao UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng phó giám đốc của từng sở cho phù hợp, dựa trên số lượng sở được thành lập, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của sở.
Về số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc sở, Bộ Nội vụ bổ sung quy định phòng thuộc sở đối với Hà Nội, TP. HCM từ 20 biên chế công chức trở lên, được bố trí không quá 4 phó trưởng phòng (không áp dụng quy định này đối với văn phòng sở).
Hồ sơ dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long ký và gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định.
Dự kiến Dự thảo Nghị định sẽ có hiệu lực trong năm 2025 và thay thế Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP, Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Nghị định 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2014/NĐ-CP.

Bế mạc Kỳ họp thứ 8: Khẩn trương sắp xếp bộ máy “tinh, gọn, mạnh"

Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc.

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Be mac Ky hop thu 8: Khan truong sap xep bo may “tinh, gon, manh
 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các ĐBQH dự phiên Bế mạc. Ảnh: QH.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.

Sắp xếp bộ máy, Đà Nẵng tinh gọn cả những sở không sáp nhập

Ngày 20/12, thông tin tại buổi họp báo quý 4/2024, ông Trần Chí Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đang xây dựng kế hoạch sáp nhập các sở, ngành.

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh, bên cạnh việc sắp xếp các sở, ngành sáp nhập theo yêu cầu của Trung ương, Đà Nẵng sẽ tinh gọn tiếp các sở, ngành không nằm trong diện sáp nhập.

Theo chủ trương chung của Trung ương, Đà Nẵng có 2 việc phải làm. Một là sắp xếp xã phường. Tỷ lệ số lượng xã phường ở Đà Nẵng không nhiều nên việc sắp xếp ở mức độ chỉ có điều chỉnh địa giới hành chính, tập trung ở quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê là chính. Thứ hai là thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo yêu cầu của Bộ Chính trị.

Tin mới