Đem đá lạ đi kiểm định, vỡ oà thấy "báu vật" bên trong
Một anh chàng người Ấn Độ tình cờ tìm thấy hàng chục hòn đá tròn với kích thước đồng đều trong lúc leo núi. Ít ai ngờ rằng, bên trong những viên đá này lại là thứ vô cùng quý giá.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Một anh chàng người Ấn Độ tìm thấy một cái hố có phần đáy bằng phẳng lạ lùng với rất nhiều viên đá hình tròn được xếp rất ngay ngắn bên trong khi đang đi leo núi.
Dù không biết những viên đá này là gì, nhưng anh chàng vẫn đem một viên về nhà làm kỷ niệm. Sau đó, một người bạn của anh chàng cũng là chuyên gia khảo cổ đến nhà chơi và tình cờ nhìn thấy viên đá trên bàn.
Nhà khảo cổ cầm lên xem xét một hồi và nói với người đàn ông rằng viên đá này có thể là hóa thạch của trứng khủng long. Sau khi kiểm định những viên đá, các chuyên gia kết luận chúng thực sự là những hóa thạch trứng khủng long cổ đại. Hơn nữa trong đó còn có phôi khủng long bên trong với đầy đủ đầu, chi, đuôi và xương.
Các quả trứng khủng long có đường kính từ 10 đến hơn 20 cm và được xếp thành nhiều lớp. Điều này chứng tỏ con khủng long này đã đến đây nhiều lần trong một thời gian dài.
Hóa thạch trứng khủng long làdi tích cổ sinh có niên đại qua hàng nghìn, hàng trăm triệu năm, có thể coi là bảo vật quý hiếm của giới khảo cổ.
Chúng không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị sưu tầm rất lớn. Hiện tại trên thế giới, đa số những hóa thạch trứng khủng long được tìm thấy đều là vỏ trứng, rất hiếm khi có thể tìm thấy trứng có phôi bên trong như vậy.
Bên cạnh đó, những quả trứng khủng long hóa thạch này có thể giúp cho các chuyên gia giải đáp được những bí ẩn về cuộc sống của loài khủng long.
Bằng công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu phôi thai hóa thạch, từ đó hiểu hơn về tập tính sống cũng như nguyên nhân tuyệt chủng của khủng long - loài động vật đã từng thống trị Trái đất thời cổ đại.
Trước đây, các nhà khoa học đặt ra câu hỏi:" quả trứng của loài vật "vĩ đại" này cần bao lâu để nở"?
Đầu tiên, các nhà khoa học phân tích những mẫu phôi hóa thạch từ 2 loài khủng long: Protoceratops (loài này có kích cỡ của một con vịt với trứng rất nhỏ nặng khoảng 194 gram), và một loài khổng lồ Hypacrosaurus (trứng của chúng nặng tới 4kg).
Tiếp theo, họ tiến hành chụp cắt lớp hình ảnh bộ hàm của phôi, để có một cái nhìn rõ hơn về sự hình thành răng. Sau đó, họ tách lấy một số lượng vừa đủ những chiếc răng riêng lẻ để nghiên cứu dưới một kính hiển vi siêu hiện đại.
Với phương pháp này, các nhà khoa học đã xác định được trứng của Protoceratops mất 3 tháng để nở, trong khi thời gian đó ở Hypacrosaurus là 6 tháng.