Đến 'lò' luyện thi đánh giá năng lực tốn tiền mà không hiệu quả!

Các chuyên gia cho rằng, tham gia những khóa luyện thi vừa tốn tiền, vừa mất thời gian mà không mang lại hiệu quả. Thay vì tìm đến trung tâm luyện thi, thí sinh nên học tốt ngay trên lớp học.

Mặc dù mới bước vào học kỳ I được một thời gian ngắn, nhưng nhiều học sinh và cả phụ huynh lớp 12 đang rất băn khoăn "có nên đăng ký luyện thi Đánh giá năng lực".

Trên mạng xã hội, thông tin về các khóa luyện thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy xuất hiện với tần suất dày đặc. Nhiều gia đình có con ở độ tuổi THPT, đã đăng ký hoặc có ý định tham dự các kỳ thi riêng bị thu hút bởi lời quảng cáo hấp dẫn của những khóa học này như: tổng ôn, bứt phá đạt điểm tối đa 100+, tăng cơ hội đỗ trường tốp…
Den 'lo' luyen thi danh gia nang luc ton tien ma khong hieu qua!

Nhan nhản quảng cáo lớp luyện thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, V-SAT... Ảnh chụp màn hình.

Rất nhiều quảng cáo hấp dẫn về các khóa luyện thi, các sách luyện đề đánh giá năng lực được tung ra, nhất là trong giai đoạn nước rút. 
Theo quảng cáo, thí sinh theo học khóa này sẽ chinh phục được mọi dạng bài. Cùng với đó, các trung tâm cũng mở nhiều khóa luyện thi cấp tốc 75 ngày bứt phá với các phòng luyện đề tiêu chuẩn, luyện đề thực chiến. Các trang luyện thi đồng thời chiêu sinh nhiều khóa ôn thi như khóa giải đề, khóa ôn từng môn, khóa live luyện đề, khóa combo… cùng chính sách khuyến mại, giảm giá hấp dẫn. Học phí khóa học có nhiều mức khác nhau, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy theo hình thức học mà học sinh đăng ký.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tham gia những khóa luyện thi vừa tốn tiền, vừa mất thời gian mà không mang lại hiệu quả.

Ở kỳ thi đánh giá lực, mỗi bạn thí sinh một đề riêng biệt, độc lập. Do vậy, thí sinh có ôn cũng không bao giờ “trúng tủ” một đề nào đó. Kho đề thi của các trường tương đối lớn, phổ quát chương trình THPT, đủ rộng để cho thí sinh có những câu hỏi riêng biệt.

Kỳ thi Đánh giá năng lực không đơn giản chỉ là kiến thức một lĩnh vực hay một dạng nào đó mà đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy hệ thống, hiểu bản chất sự việc. Những thứ đó không trung tâm nào có thể cung cấp cho thí sinh trong thời gian ngắn mà đòi hỏi thí sinh tích lũy quá trình trên ghế nhà trường.

Về vấn đề luyện thi đánh giá năng lực, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc ôn tập là cần thiết. Bất kỳ một kỳ thi nào, chúng ta đều phải xác định ứng xử nghiêm túc bằng việc tham gia các hoạt động học tập của mình, như học tập trên lớp. Thí sinh khi học tập một cách nghiêm túc, đầy đủ trên lớp, các em hoàn toàn có đủ kiến thức và kỹ năng để dự thi.

Việc đầu tiên các em cần xác định là sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào trường đại học nào, tìm hiểu xem trường đó năm nay có sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực hay không. Khi đã biết mục tiêu của mình, cần tìm hiểu về bài thi Đánh giá năng lực: cấu trúc, ma trận, định dạng bài thi, các thông tin liên quan,… Những thông tin này chúng tôi đã công bố đầy đủ trên các phương tiện truyền thông.

Bước thứ ba là làm đề thi tham khảo. Qua vài lần thi tham khảo, thí sinh sẽ thấy mình hổng kiến thức ở đâu để có kế hoạch ôn tập hợp lý. Dù các em ôn tập trên lớp, ôn tập theo nhóm hay ôn tập theo các hình thức khác thì những bước này rất cần thiết để hoàn thiện hành trang một cách vững chắc trước khi bước vào kỳ thi.

Do đó, việc nhất thiết có phải tham gia lớp ôn luyện hay không là phụ thuộc vào quyền của thí sinh. Nhưng lời khuyên của chúng tôi là nếu không học tập một cách nghiêm túc, không tìm hiểu kỹ hoặc không chuẩn bị tốt, dù em có tham gia lớp ôn luyện hay không, kết quả cũng sẽ không thay đổi.

Hãy nghiên cứu kỹ; hệ thống hóa lại các phần kiến thức, từ Toán đến Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học,…; không nên nhớ khu trú một vài phần, bởi bài thi có sự gắn bó hữu cơ, có sự xâu chuỗi với nhau. Khi đã hệ thống được kiến thức, dù là em gặp phải câu hỏi dễ, trung bình hay câu hỏi khó, em cũng có thể dễ dàng tìm ra phương án giải quyết hơn là chỉ nhớ một phần.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, thí sinh cần phải học tập nghiêm túc, chăm chỉ trong từng bài học, từng giờ kiểm tra và làm quen với đề thi tham khảo của kỳ thi Đánh giá năng lực sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc lan man với các trung tâm luyện thi. "Nếu có một đơn vị luyện nào được đánh giá là "tin cậy" thì đó chính là trường THPT. "Trung tâm luyện thi tin cậy" sẽ phải giúp học sinh học tốt toàn bộ chương trình THPT. Vậy tại sao các bạn lại tìm đến trung tâm luyện thi thay vì học tốt ngay trên lớp học".

>>> Mời độc giả xem video: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn lý giải việc tạm dừng, chưa thực hiện việc công nhận Kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh:

Bỏ xét tuyển học bạ sẽ công bằng, hạn chế bảng điểm “đẹp như mơ”

Theo các chuyên gia, việc các trường đại học bỏ xét tuyển bằng học bạ sẽ đảm bảo công bằng hơn cho các thí sinh, tránh tình trạng “mạ” học bạ”, xin bảng điểm “đẹp như mơ”.

Theo công bố đề án tuyển sinh của một số trường đại học, xét tuyển bằng học bạ đã không còn nằm trong phương thức tuyển sinh. Điều này đã thu hút sự quan tâm của phụ huynh và học sinh. Nhiều chuyên gia nhận định, đây là một tín hiệu tích cực trong việc đảm bảo sự công bằng hơn cho các thí sinh, hạn chế gian lận.
Bo xet tuyen hoc ba se cong bang, han che bang diem “dep nhu mo”
 Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Mai Loan.

Mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội

Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức mở cổng đăng kí dự thi đánh giá năng lực 3 đợt đầu tiên của năm 2024 vào lúc 9h sáng nay.

Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức dự kiến 6 đợt thi đánh giá năng lực (HSA) và số lượng đăng ký 84 nghìn lượt và thời gian mở cổng đăng ký đợt 1 vào ngày 18/2.

Thí sinh vào hệ thống quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội đăng kí và chọn địa điểm thi, ngày thi, ca thi. Hệ thống đăng ký chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm.

Tin mới