'Đèn lồng cổ tích' cực hiếm tái xuất sau 13 năm ngỡ tuyệt chủng

Loài thực vật dị dưỡng nấm được gọi là "đèn lồng cổ tích" cực kỳ hiếm, với chỉ một mẫu vật duy nhất được tìm thấy ở thành phố Kobe, Nhật Bản vào năm 1992. Từ đó đến nay, giới khoa học ngỡ đã tuyệt chủng.

Sau lần phát hiện duy nhất một cá thể tại Nhật Bản vào năm 1992, các nhà khoa học đã luôn thất bại trong nổ lực tìm kiếm loài thực vật này. Năm 2010, loài "đèn lồng cổ tích" - Thismia kobensis bị tuyên bố là đã tuyệt chủng.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Phytotaxa, các nhà khoa học Nhật Bản đã tái phát hiện hàng chục cây T. kobensis trên một con đường mòn ở thành phố Sanda, tỉnh Hyogo, cách Kobe khoảng 30km.

'Den long co tich' cuc hiem tai xuat sau 13 nam ngo tuyet chung
Loài thực vật dị dưỡng ký sinh trên nấm, có hình như chiếc "đèn lồng cổ tích" này đã bị tuyên bố tuyệt chủng từ năm 2010. Ảnh: The Japan Times

Giống như khoảng 90 loài khác trong chi Thismia, T. kobensis sống dưới lòng đất và chỉ nhô lên bề mặt trong một thời gian ngắn với những bông hoa hình dạng phức tạp giống như chiếc đèn lồng.

Do thiếu chất diệp lục, loài thực vật bí ẩn này không thể quang hợp và phải sống ký sinh trên nấm để lấy toàn bộ hoặc một phần chất dinh dưỡng. Môi trường sống ưa thích của Thismia là rừng mưa nhiệt đới, vốn đang bị suy thoái trên toàn cầu. Các loài thuộc chi này rất khó tìm và một số lượng lớn đã biến mất sau khi được phát hiện lần đầu.

'Den long co tich' cuc hiem tai xuat sau 13 nam ngo tuyet chung-Hinh-2
 T. kobensis tái xuất sau 13 năm khi được các nhà khoa học phát hiện tại tỉnh Hyogo (Nhật Bản). Ảnh: The Japan Times

Các nhà khoa học cho biết trong nghiên cứu: "Vì hầu hết các loài thực vật dị dưỡng lấy carbon một cách gián tiếp từ vật chủ (nấm hoặc thực vật khác) thông qua mạng lưới rễ chung, nên sự tồn tại của chúng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của nấm hoặc cây chủ. Do đó, Thismia đặc biệt nhạy cảm với những xáo trộn môi trường, khiến chúng vừa hiếm vừa có nguy cơ tuyệt chủng cao".

Việc tái phát hiện T. kobensis biến nó thành loài Thismia duy nhất được biết đến ở cực bắc châu Á.

Dựa trên một số đặc điểm như cánh hoa rõ ràng và không có tuyến mật, nhóm nghiên cứu cho rằng nó có quan hệ họ hàng gần với Thismia americana, loài Thismia duy nhất ở Bắc Mỹ.

T. americana được phát hiện lần đầu tiên ở Chicago vào năm 1912 nhưng đã không được nhìn thấy kể từ năm 1916.

Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD

Trong thiên nhiên kỳ diệu, chúng ta luôn có thể bắt gặp nhiều loại sinh vật rực rỡ và tuyệt vời. Nhưng xét về giá trị và độ hiếm, có lẽ không loài nào có thể so sánh được với loài trăn cây màu xanh.

Loài trăn nhỏ này có giá trị lên tới 1,8 triệu RM (10,2 tỷ VND), không chỉ hấp dẫn vì độ hiếm mà còn vì vẻ đẹp tựa truyện cổ tích.

'Quái vật’ ngỡ tuyệt chủng 1 thế kỷ bỗng 'hồi sinh' thần kỳ

"Quái vật" này tái xuất đã mang lại hy vọng cho các nhà khoa học, mở ra cơ hội nghiên cứu và bảo tồn loài vật quý hiếm.

'Quai vat’ ngo tuyet chung 1 the ky bong 'hoi sinh' than ky
Mèo túi đuôi đốm, một "quái vật" từng bị coi là tuyệt chủng hơn 100 năm, đã bất ngờ xuất hiện trở lại tại Nam Úc. Gần đây, một nông dân Australia đã phát hiện loài vật này sau khi đặt bẫy vì nghi ngờ thú rừng tấn công đàn gà của mình. (Ảnh: DNVN) 

Tin mới