Đến lượt Kharkov của Ukraine tuyên bố độc lập

(Kiến Thức) - Những người biểu tình thân Nga ở thành phố Kharkov cũng đã tuyên bố độc lập khỏi Kiev, theo sau một động thái tương tự ở Donetsk.

Theo đó, hôm thứ Hai (7/4), đứng bên ngoài tòa nhà trụ sở chính quyền, những người biểu tình đã thông báo thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Kharkov. Ngoài ra, họ cũng đã tổ chức cuộc bầu cử riêng của họ về những gì họ gọi các nhà lập pháp quốc gia.
Hơn nữa, nhóm người này đã có cuộc đụng độ với những người có tư tưởng ủng hộ Kiev ở ngay phía bên ngoài tòa nhà trụ sở. Cảnh sát đã cố gắng tách hai nhóm khi họ ném đá và gậy guộc vào nhau.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Khoảng 50% những cư dân của vùng này đều là những người Nga. Họ cho rằng, giới chức lâm thời ở Ukraine là những người đi theo chủ nghĩa dân tộc. Và do đó, họ sẽ tiến hành các hành động đàn áp chống lại người Nga sống trên đất Ukraine.
Trước đó cùng ngày, những người biểu tình ở Donetsk cũng đã tuyên bố độc lập và thành lập ra nước Cộng hòa nhân dân Donetsk. Họ còn yêu cầu tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga vào hôm 11/5 tới.
Người đứng đầu Tổng cục Bộ Nội vụ Ukraine chi nhánh vùng Donetsk, ông Roman Mykolayovych Romano (phụ trách tới 16.000 lực lượng an ninh) cũng tuyên bố ngả sang phía những người thân Nga.
Ở những nơi khác trong thành phố miền nam Nikolayeu, mọi người giương cao lá cờ Nga trên tòa nhà thị chính. Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức rầm rộ ở thành phố Odessa.

Hé lộ âm mưu Mỹ điều chiến hạm vào Biển Đen

(Kiến Thức) - Chuyên gia phân tích cao cấp Nga nhận định, qua kế hoạch điều chiến hạm tới Biển Đen, Mỹ lộ rõ ý định theo đuổi lợi ích của mình trong khu vực.

Tới từ Trung tâm Nghiên cứu chính sách của Nga, chuyên gia Vadim Kozyulin cho rằng, trong khi áp lệnh trừng phạt lên Nga về vụ sáp nhập Crimea, song thực tế Mỹ lại “nhăm nhe” điều chiến hạm tới khu vực Biển Đen. Do vậy, điều này đã làm lộ rõ mưu đồ theo đuổi những lợi ích trong khu vực của chính quyền Washington.
“Luật pháp quốc tế cho phép một quốc gia gửi tàu chiến của mình tới khu vực khác. Và đây là một trong số nhiều biện pháp của Mỹ nhằm trừng phạt Nga. Tuy nhiên, việc gửi một chiến hạm tới Biển Đen sẽ không giúp tạo ra an ninh. Ngược lại, đó sẽ là một yếu tố khích động đối với Nga và các nước láng giềng khác mà thôi”, ông Vadim Kozyulin bày tỏ quan điểm của mình trên tờ Ria Novosti.

Ukraine rất muốn nối lại quan hệ với Nga

(Kiến Thức) - Trong hội nghị diễn ra hôm nay (2/4), Quyền Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk phát biểu rằng, nước này muốn đàm phán nối lại các mối quan hệ với Nga.

“Chúng tôi muốn tổ chức những buổi đàm phán về mối quan hệ Ukraine-Nga. Chúng tôi nhận thấy rằng, ngoại trưởng hai nước nên gặp nhau để cùng thảo luận càng sớm càng tốt”, Thủ tướng Yatsenyuk phát biểu tại một hội nghị kêu gọi đầu tư ở Kiev.
Thay mặt chính quyền trung ương, ông Yatsenyuk cho biết, họ sẽ không bao giờ công nhận việc Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga. Vượt qua vấn đề đó, theo ông Yatsenyuk, hai quốc gia vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn bạc. “Vẫn còn một số vấn đề mà hai nước nên bàn bạc, ví dụ như thỏa thuận thương mại và năng lượng song phương”.

Tin mới