Na Uy là thành viên NATO và có chung đường biên giới dài 198 km với Nga ở khu vực Bắc Cực, quốc gia mà Thủ tướng Na Uy đánh giá là “ngày càng khó đoán định”.
Tiến Minh (Theo Reuters)
Xem toàn bộ ảnh
Xung đột tại Ukraine đã làm thay đổi đáng kể quan điểm của Na Uy về chi tiêu quân sự, khi dự kiến tăng ngân sách quốc phòng của nước này lên tới 600 tỷ kroner (56 tỷ USD) cho đến năm 2036, tức là gần gấp đôi ngân sách hiện nay, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước các thách thức an ninh.
Na Uy đã chi số tiền khổng lồ: 1,7 tỷ euro mua 54 xe tăng Leopard 2A8; một số xe chiến đấu bộ binh CV90-30 không rõ số lượng, trị giá 300 triệu euro; 28 khẩu pháo tự hành K9 của Hàn Quốc và tên lửa HIMARS cùng bệ phóng, trị giá 200 triệu euro.
Thủ tướng Na Uy Stoere cũng cho biết, nhờ vào quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới trị giá 17 nghìn tỷ Krone, Na Uy có thể tiếp cận nguồn tiền mặt cần thiết dành cho việc tăng chi tiêu quốc phòng mà không cần cắt giảm chi phí cho y tế hoặc giáo dục.
Trước đó, Na Uy đã công bố kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng vào năm 2024 lên 2% tổng sản phẩm quốc nội, trở thành quốc gia thành viên NATO mới nhất chính thức áp dụng mức mục tiêu đặt ra bởi liên minh quân sự này.
Vào tháng 11 năm ngoái, Chính phủ Na Uy đã quyết định tạm thời đình chỉ việc tham gia Hiệp ước các Lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu (CFE) sau khi Nga rút khỏi CFE; trong khi Mỹ cùng các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tạm hoãn thực thi hiệp ước này.
Na Uy là một trong các quốc gia tích cực ủng hộ Ukraine chống Nga; Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide ngày 15/4 thông báo, nước này đã đạt được thỏa thuận an ninh với Ukraine, khi cam kết viện trợ dân sự và quân sự trị giá 75 tỷ Kroner (6,9 tỷ USD) cho Ukraine trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2027. (Ảnh: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp ở Kiev ngày 22/2/2024).