Đến nơi rắn hổ mang chúa khổng lồ sống thành vương quốc

Vùng đất này là nơi sinh sống của vô số loài rắn độc, trong đó có loài rắn hổ mang chúa khổng lồ. 

Đến nơi rắn hổ mang chúa khổng lồ sống thành vương quốc

Western Ghats (Ấn Độ), là vùng đất rộng mênh mông, bao quanh dãy núi chạy dọc bờ biển phía tây nam Ấn Độ. Đây là vùng đất bí ẩn nhất thế giới. Vùng đất này rộng tới 16.000 km2, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là vùng đất cực kỳ đa dạng sinh học. Có vô số loài vẫn chưa được khám phá ở đây.

Western Ghats nổi tiếng là vương quốc của loài rắn hổ mang chúa khổng lồ. Rắn hổ mang chúa xuất hiện khá phổ biến ở vùng Đông Nam Á, tuy nhiên, ở các nước này, loài hổ mang chúa đang dần suy kiệt bởi sự săn bắt và thu hẹp môi trường sống.

Den noi ran ho mang chua khong lo song thanh vuong quoc
 
Hiện Western Ghats được coi là nơi mà số lượng loài hổ mang chúa còn nhiều nhất thế giới. Nhiều khu bảo tồn rắn hổ chúa đã được quy hoạch ở Western Ghats để bảo tồn loài rắn này. Việc bảo tồn loài hổ chúa ở Western Ghats rất thuận lợi, bởi người dân Western Ghats rất tôn trọng rắn hổ chúa, coi chúng như thần linh, không bao giờ giết loài rắn này.
Môi trường sống phù hợp, được bảo vệ nghiêm ngặt, nên hổ chúa ở Western Ghats có điều kiện phát triển rất tốt, đạt kích thước cực đại. Chúng sống được tới 30 năm và chúng không bao giờ ngừng phát triển. Đó chính là lý do có thể gặp những con rắn chúa khổng lồ ở Western Ghats.
Den noi ran ho mang chua khong lo song thanh vuong quoc-Hinh-2
 
Các nhà khoa học nghiên cứu về hổ chúa từ khắp thế giới đã đến vùng đất này và ghi nhận hổ chúa ở đây có thể đạt kích cỡ tới 7m, nặng gần 20kg.
Western Ghats là nơi ẩm ướt nhất hành tinh. 40% lượng nước của Ấn Độ được cung cấp bởi những con sông, suối bắt nguồn từ Western Ghats. Môi trường ẩm ướt phù hợp với rất nhiều loài bò sát, gồm những loài có nọc độc, trong đó, hổ mang chúa thống trị các loài. Vì thế Western Ghats còn được coi là vùng đất chết chóc.
Từ nhiều năm nay, cư dân đã mở rộng môi trường sống vào vùng lõi Western Ghats. Nhiều ngôi làng đã mọc lên bên trong Western Ghats. Nhưng điều đặc biệt, là người dân và loài hổ chúa đã chấp nhận sống chung với nhau.
Den noi ran ho mang chua khong lo song thanh vuong quoc-Hinh-3
 

Hổ mang chúa là loài ăn thịt đồng loại, đặc biệt ưa thích rắn săn chuột, nên chúng cũng tìm về các ngôi làng để săn mồi. Mỗi năm, rắn hổ chúa thay da 4-5 lần. Sau khi thay da, chúng thường tìm nơi ấm áp để trú ẩn. Những ngôi nhà của con người là môi trường lý tưởng để chúng trú ngụ, chờ đợi lớp da mới cứng cáp hơn.

Thế nên, việc các cư dân phát hiện hổ mang chúa trong bếp, trong phòng ngủ, trên mái nhà là việc xảy ra hàng ngày. Người dân và loài rắn chúa có thể chung sống hòa bình, chấp nhận để chúng ở nhờ trong thời gian mới thay da. Con người không tấn công chúng, nên chúng cũng không có lý do gì để tấn công lại.

Những gia đình nào sợ hãi loài hổ chúa, không muốn chúng ở trong nhà, thì có thể gọi nhân viên của các khu bảo tồn đến bắt chúng thả vào rừng.

Rùng mình cảnh bắt rắn hổ mang chúa cực độc

(Kiến Thức) - Con rắn hổ mang chúa nổi tiếng với nọc độc gây chết người nhanh chóng bị khuất phục dưới đôi tay lão luyện của người đàn ông.

Rùng mình cảnh bắt rắn hổ mang chúa cực độc

Xem clip: Ghê rợn cảnh bắt rắn hổ mang chúa bằng tay không (nguồn video: ilahikitabi)


Sau khi khám phá được một ổ trứng rắn hổ mang chúa, nhóm người săn bắt rắn hổ mang tiếp tục đào sâu vào hang ổ của loài rắn cực độc. Bị chặn đường, rắn hổ mang chúa không còn cách nào thoát thân, ngọ nguậy trong không gian chật hẹp.

Một người đàn ông khá lớn tuổi và có kinh nghiệm bắt rắn hổ mang chúa dùng gậy chọc vào con rắn để nó thò đuôi ra ngoài, ngay khi tóm được đuôi, ông nhanh chóng nhấc bổng con rắn và lôi nó ra ngoài.

Video canh bat ran ho mang chua bang tay khong cuc doc
Người đàn ông cầm đuôi rắn hổ mang chúa và lôi con vật ra ngoài. 
Rất thận trọng, người đàn ông nhờ hai người khác lấy gậy đè phần cổ con rắn xuống và ông cầm lấy đầu con rắn. Trước sự chứng kiến của đám đông, người đàn ông còn dạy hai anh chàng trẻ tuổi cách tóm đầu con rắn độc.

Màn trình diễn bắt rắn độc bằng tay không của người đàn ông và vài anh chàng tò mò thu hút được đông đảo sự chú ý. Sau cùng, con rắn hổ mang chúa được đem nhốt vào trong bao.

Rắn hổ mang chúa nổi tiếng là loài rắn độc cỡ lớn nhất thế giới, có chiều dài có thể lên đến 5,7m. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, và con rắn này hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một cú cắn. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 75%.

Cuộc chiến đẫm máu giữa hổ mang chúa và cầy mangut

Cuộc đụng độ giữa hổ mang chúa và cầy mangut biến thành cuộc chiến đẫm máu do đây là hai kẻ thù không đội trời chung.

Cuộc chiến đẫm máu giữa hổ mang chúa và cầy mangut
Cuoc chien dam mau giua ho mang chua va cay mangut
 Cuộc chiến đẫm máu giữa rắn hổ mang chúa và cầy mangut là điều thường thấy mỗi khi hai loài này giáp mặt. Rắn hổ mang chúa vốn là được coi là “sát thủ săn mồi” đáng sợ, bởi những đòn tấn công chí mạng với nọc độc đáng sợ.  

Lợn rừng tham ăn chết thảm dưới hàm sát thủ đầm lầy

(Kiến Thức) - Chỉ vì ham miếng mồi nhỏ mà một con lợn rừng tham ăn đã phải trả giá bằng mạng sống của mình, trước nanh vuốt của sát thủ đầm lầy.

Lợn rừng tham ăn chết thảm dưới hàm sát thủ đầm lầy
Lon rung tham an chet tham duoi ham sat thu dam lay
 Những hình ảnh hãi hùng này được ghi lại trên một con sông ở New Orleans, Louisiana. Sát thủ đầm lầy cá sấu đói bụng đã rình rập rất lâu dưới nước, khi thấy một con lợn rừng dại dột chạy xuống sông để bắt lấy miếng mồi mà những du khách vứt xuống, nó đã không bỏ lỡ cơ hội.

Tin mới