Đèo Nathu La: khi lính sơn cước Ấn Độ lấy lại thể diện

(Kiến Thức) - Cuộc đụng độ trên đèo Nathu La và Cho La năm 1967, Ấn Độ đã bắt đầu hiểu ra những sai lầm của mình vào năm 1962 khi chiếm ưu thế hơn hẳn so với Trung Quốc

Đèo Nathu La: khi lính sơn cước Ấn Độ lấy lại thể diện

Tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ trở nên căng thẳng từ đầu tháng 6, khi Trung Quốc tiến hành xây dựng con đường tại khu vực Donglang, còn được gọi là Doka La, đã nhanh chóng đẩy quân đội hai nước vào thế mâu thuẫn khó hóa giải.

Báo chí Ấn Độ trích dẫn nguồn tin quân đội cho biết đã có khoảng 3.000 binh sĩ được triển khai mỗi bên trong cuộc đối đầu “gần như trực diện” ở khu tam giác hẻo lánh của Sikkim, Tây Tạng và Bhutan trong mấy tuần qua.

Trong bối cảnh đó, truyền thông Trung Quốc cảnh báo về cuộc chiến với Ấn Độ, thậm chí, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn tuyên bố sẽ tổ chức tập trận nhiều hơn ở gần khu vực tranh chấp. Đáp lại, báo chí Ấn Độ nhắc lại sự kiện xung đột ngay chính vị trí đang tranh chấp vào năm 1967, với chiến thắng quyết định thuộc về Ấn Độ, nhằm cảnh báo Trung Quốc về một kịch bản tương tự.

Cuộc tranh cãi không hồi kết

Cuộc xung đột biên giới năm 1962, Ấn Độ ở thế bị động và chịu nhiều tổn thất hơn so với Trung Quốc. Theo India Times, sau thất bại này, Ấn Độ tăng cường thêm 7 sư đoàn sơn cước bố trí dọc theo biên giới nhằm đề phòng một cuộc tấn công từ phía Trung Quốc.

Deo Nathu La: khi linh son cuoc An Do lay lai the dien
Binh sĩ Trung Quốc quan sát hoạt động của quân đội Ấn Độ. Ảnh: Getty. 

Trên đường biên giới dài gần 4.000 km giữa Trung - Ấn, đèo Nathu La, một thung lũng nằm cạnh biên giới Sikkim – Tây Tạng là địa điểm khá đặc biệt, nơi quân đội hai nước cắm chốt cách nhau chỉ 20-30 m. 

Khu vực này biên giới chưa được xác định rõ ràng. Trung Quốc giữ phía bắc, trong khi Ấn Độ giữ phía nam. Từ năm 1963, các cuộc đụng độ nhỏ liên tiếp xảy ra tại khu vực này được báo chí đề cập thường xuyên.

Theo nhà phân tích Willem Van Eekelen, tác giả cuốn sách Chính sách Đối ngoại của Ấn Độ và Tranh chấp biên giới với Trung Quốc, từ tháng 8/1967, quân đội Trung Quốc bắt đầu đào giao thông hào ở Nathu La.

Lính biên phòng Ấn Độ phát hiện thấy một số đường hào đào qua phía biên giới Sikkim và khiếu nại với chỉ huy quân đội Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho lấp hào nhưng lại lắp thêm loa phóng thanh tại khu vực.

Phía Ấn Độ quyết định giăng thép gai dọc theo đèo Nathu La để phân định ranh giới. Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối, binh sĩ có vũ trang của 2 bên xảy ra xô xát khiến một số binh sĩ bị thương.

Chiến binh Gurkha nổi giận

Sáng ngày 11/9/1967, lính công binh Ấn Độ kéo dây thép gai dọc theo đường kiểm soát thực tế từ Nathu La đến Sebu La. Theo nguồn tin phía Ấn Độ, một sĩ quan Trung Quốc đến gặp chỉ huy phía Ấn Độ để phản đối nhưng binh sĩ nước này vẫn tiếp tục công việc và nói đã nhận lệnh từ cấp trên.

Một cuộc tranh cãi gay gắt xảy ra giữa binh sĩ 2 nước. Binh sĩ Trung Quốc sau đó rút về vị trí đóng quân của họ. Vài phút sau, còi báo động vang lên từ phía Trung Quốc kèm theo tiếng súng máy chát chúa bắn về phía Ấn Độ.

Do bất ngờ, một số binh sĩ Ấn Độ bị thương nặng. Sau loạt súng máy, pháo binh Trung Quốc pháo kích vào vị trí đóng quân của Ấn Độ. Trung đoàn Gurkha (đơn vị bộ binh sơn cước lừng danh của Ấn Độ) đóng quân gần đó lập tức tham chiến.

Deo Nathu La: khi linh son cuoc An Do lay lai the dien-Hinh-2
Binh sĩ Ấn Độ tại chốt chặn trên khu vực biên giới. Ảnh: India Times. 

Pháo binh Ấn Độ pháo kích dữ dội vào các vị trí đóng quân của Trung Quốc. Cuộc đụng độ suốt ngày đêm và kéo dài 3 ngày. Ngày 14/9, một lệnh ngừng bắn miễn cưỡng được tiến hành để 2 bên trao đổi binh sĩ thiệt mạng trong quá trình giao tranh.

Một số phân tích độc lập cho rằng, Ấn Độ chiếm vị trí thuận lợi trên đèo Sebu La và lưng chừng đèo Camel nên dễ dàng pháo kích phá hủy nhiều lô cốt của Trung Quốc tại Nathu La.

Đến ngày 1/10/1967, một cuộc đụng độ khác xảy ra tại Cho La, khu vực biên giới giữa Sikkim và Tây Tạng. Theo các nguồn tin độc lập, cuộc đấu súng được cho là do phía Trung Quốc khởi xướng, sau cuộc ẩu đã giữa khi binh sĩ hai nước khi lính Trung Quốc vượt qua ranh giới kiểm soát.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại cho rằng Ấn Độ gây hấn trước và buộc họ phải nổ súng. Cuộc đụng độ kéo dài hơn một ngày. Theo các nguồn tin phía Ấn Độ, sau cuộc đụng độ, Trung Quốc buộc phải rút lui 3 km trên khu vực Cho La.

Có rất nhiều thông tin trái chiều về con số thương vong của hai bên trong cuộc đụng độ ở Nathu La và Cho La. Phía Trung Quốc tuyên bố 32 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong khi phía Ấn Độ thiệt mạng 65 người.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rằng, 88 binh sĩ nước này thiệt mạng và 163 người bị thương, phía Trung Quốc 340 binh sĩ tử trận và 450 người bị thương.

Học giả John Garver, chuyên về quan hệ ngoại giao của Trung Quốc tại Trường các Vấn đề Quốc tế Sam Nunn, Mỹ, cho rằng Ấn Độ khá hài lòng với hoạt động chiến đấu của họ tại Nathu La, xem đó là dấu hiệu cải thiện đáng kể sau thất bại trong cuộc xung đột biên giới năm 1962.

Tiêm kích Su-30MKI mất tích bí ẩn gần biên giới Trung Quốc

(Kiến Thức) - Một tiêm kích Su-30MKI đã mất tích bí ẩn gần biên giới Trung - Ấn vào chiều ngày hôm qua.

Tiêm kích Su-30MKI mất tích bí ẩn gần biên giới Trung Quốc
Theo thông tin được Sputnik đăng tải từ New Delhi, một tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ với hai phi công đã thực hiện chuyến bay tập vào lúc 9:30 phút sáng 23/5 theo giờ địa phương và mất liên lạc vào lúc 11:30 phút sáng cùng ngày. Khi mất liên lạc, máy bay đang ở cách sân bay 60 km và cách biên giới Trung Quốc khoảng 172 km.
Không quân Ấn Độ hiện đã xác nhận vụ mất tích và phỏng đoán có thể máy bay đã rơi do lỗi kỹ thuật hoặc cũng có thể đã đâm thẳng vào núi do địa hình khu vực này khá phức tạp.

Choáng ngợp sức mạnh khổng lồ của Quân đội Ấn Độ

(Kiến Thức) - Với quân số có thể lên đến 2,5 triệu người, Quân đội Ấn Độ là lực lượng duy nhất ở Châu Á có đủ khả năng đối đầu với Trung Quốc nếu có xung đột.

Choáng ngợp sức mạnh khổng lồ của Quân đội Ấn Độ
Choang ngop suc manh khong lo cua Quan doi An Do
Là một trong những quốc gia có dân số đông nhất thế giới, cũng không ngạc nhiên mấy khi Ấn Độ luôn nằm trong top các cường quốc quân sự. Với quân số thường trực khoảng 1.4 triệu người cùng lực lượng dự bị hơn 1 triệu, xét về sức mạnh quân sự, Quân đội Ấn Độ chỉ xếp sau Trung Quốc ở Châu Á và cũng là đạo quân duy nhất có thể cản được bước tiến của Bắc Kinh vốn đang mở rộng hơn về phía Tây Á. Nguồn ảnh: Wikipedia. 

Chiến đấu cơ số 1 Trung-Ấn: Ai hơn ai?

J-11B của Trung Quốc chứa đựng nhiều ẩn số về điện tử và vũ khí, trong khi Su-30MKI của Ấn Độ có sức mạnh tấn công đáng sợ với tên lửa BrahMos.

Chiến đấu cơ số 1 Trung-Ấn: Ai hơn ai?
Chien dau co so 1 Trung-An: Ai hon ai?
 Không quân Ấn Độ tuyên bố đã chuẩn bị cho mọi xung đột, kể cả chiến tranh tổng lực trong bối cảnh gia tăng căng thẳng biên giới với Trung Quốc. Trong các chiến đấu cơ của Ấn Độ, phi cơ Su-30MKI được xem là "át chủ bài". Ảnh: Wikipedia.

Tin mới