DF-25: tên lửa đạn đạo tầm trung tàng hình của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạn đạo tầm trung DF-25 của Trung Quốc có tính tàng hình cao và khả năng mang nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập.

DF-25: tên lửa đạn đạo tầm trung tàng hình của Trung Quốc
Gần đây, trang mạng Stock1.cf8 đã tiết lộ một số thông tin về thế hệ tên lửa đạn đạo tầm trung DF-25 (Đông Phong 25) được cải tiến trên nền tảng tên lửa tầm trung DF-21. Theo đó, loại tên lửa này đã được trang bị cho Quân đoàn Pháo binh số 2 Trung Quốc.
“Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-25 đạt tầm phóng hiệu quả ước tính 3.200km. Nó có thể phóng đi từ lãnh thổ Trung Quốc vươn tới phần lớn mục tiêu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm cả căn cứ Guam Mỹ”, trang mạng này viết.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-25 được “quảng cáo” là có khả năng tàng hình, mang nhiều đầu đạn, tính cơ động cao, tấn công mục tiêu độ chính xác cao và tính kháng cự tốt.
DF-25 sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, khoang đầu tên lửa có thể mang được 3 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập MIRV. Có thể nói, DF-25 là loại tên lửa tầm trung có thể mang được nhiều đầu đạn duy nhất trên thế giới hiện nay.
Chiếc xe chở tên lửa được cho là bệ phóng với đạn tên lửa tầm trung DF-25.
Chiếc xe chở tên lửa được cho là bệ phóng với đạn tên lửa tầm trung DF-25.
Tương tự các dòng tên lửa đạn đạo hiện đại của Trung Quốc, DF-25 cũng được đặt trên bệ phóng tự hành. Thời bình, việc bảo quản tên lửa được đặt ở trong núi và hầm ngầm. Thời chiến được triển khai đến vùng đất dự định phóng để có thể tiến hành phóng, thời gian chuẩn bị không quá 10 phút.
Tên lửa này sử dụng công nghệ phóng lạnh, đầu tiên động cơ phụ sẽ đẩy tên lửa ra khỏi buồng phóng, khi tên lửa cách mặt đất 20m, động cơ hành trình đánh lửa đưa tên lửa vọt lên cao đi vào quỹ đạo hướng tới mục tiêu.
Tên lửa DF-25 có thể mang đầu đạn nổ mạnh, bom chùm chống thiết giáp, bom áp nhiệt và đặc biệt sử dụng bom xung điện tử làm hỏng thiết bị điện tử. So với DF-21, DF-25 có tải trọng đạt tới 2 tấn lớn hơn 3 lần so với DF-21 chỉ có tải trọng 600kg.
Tên lửa đạn đạo luôn là bộ phận quan trọng của kho vũ khí Quân đội Trung Quốc, quốc gia này cũng là một trong số ít nước tự thiết kế tên lửa đạn đạo trên thế giới, từ lâu đã làm chủ được khả năng độc lập thiết kế và chế tạo tên lửa đạn đạo.
Hiện nay, kho vũ khí tên lửa đạn đạo của Trung Quốc gồm: tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 (khoảng 600 quả), DF-15 (khoảng 300 quả), B-611; tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3A (khoảng 15-30 quả), DF-4 (khoảng 20 quả), DF-21 (khoảng 60-80 quả), DF-25 và DF-16 (số lượng không rõ); tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41, DF-5 (36 quả), DF-31 (30 quả) và tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-1/2.

Nhận mặt tên lửa Trung Quốc “áp sát” Senkaku/Điếu Ngư

Nhận mặt tên lửa Trung Quốc “áp sát” Senkaku/Điếu Ngư
Theo cơ quan tình báo Mỹ, quân đội Trung Quốc bắt đầu điều chuyển đơn vị tên lửa đạn đạo tới bờ biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này diễn ra trong bối cảnh xảy ra căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Tokyo xung quanh chủ quyền quần đảo này.

Sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn Pháo binh số 2 TQ

Sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn Pháo binh số 2 TQ
Quân đoàn pháo binh số 2 trực thuộc Quân đội Trung Quốc được thành lập vào ngày 1/7/1966. Đây là tên gọi khác của lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược nước này.
Quân đoàn pháo binh số 2 trực thuộc Quân đội Trung Quốc được thành lập vào ngày 1/7/1966. Đây là tên gọi khác của lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược nước này.

Quân đoàn pháo binh số 2 hiện nay biên chế các lữ đoàn trang bị tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngoài ra còn có nhân viên kỹ thuật, lực lượng hỗ trợ chiến đấu và hậu cần.
Quân đoàn pháo binh số 2 hiện nay biên chế các lữ đoàn trang bị tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngoài ra còn có nhân viên kỹ thuật, lực lượng hỗ trợ chiến đấu và hậu cần.

100% các loại tên lửa đạn đạo trong biên chế Quân đoàn Pháo binh số 2 đều do Trung Quốc tự phát triển, sản xuất.
100% các loại tên lửa đạn đạo trong biên chế Quân đoàn Pháo binh số 2 đều do Trung Quốc tự phát triển, sản xuất.

Các loại tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, độ chính xác ngày càng được cải thiện.
Các loại tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, độ chính xác ngày càng được cải thiện.
Lực lượng Pháo binh thứ hai của PLA đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong suốt 19 năm qua. Hiện, lực lượng này có hơn 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung, xa đủ kiểu loại (tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11/15/16; tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21; tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31, DF-5).
Lực lượng Pháo binh thứ hai của PLA đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong suốt 19 năm qua. Hiện, lực lượng này có hơn 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung, xa đủ kiểu loại (tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11/15/16; tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21; tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31, DF-5).

Trung Quốc nhận thức được rằng, việc sở hữu tên lửa đạn đạo đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc chiến tranh khu vực có nguy cơ xảy ra.
Trung Quốc nhận thức được rằng, việc sở hữu tên lửa đạn đạo đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc chiến tranh khu vực có nguy cơ xảy ra.

Trong thời khủng hoảng, nhiệm vụ quan trọng của Quân đoàn Pháo binh số 2 là cung cấp khả năng răn đe quân sự bao gồm việc phô trương sức mạnh và phô diễn các cuộc tấn công chiến lược vào những mục tiêu đối phương. Trong thời chiến, các đơn vị tên lửa thông thường đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực đối với các chiến dịch của quân đội Trung Quốc.
Trong thời khủng hoảng, nhiệm vụ quan trọng của Quân đoàn Pháo binh số 2 là cung cấp khả năng răn đe quân sự bao gồm việc phô trương sức mạnh và phô diễn các cuộc tấn công chiến lược vào những mục tiêu đối phương. Trong thời chiến, các đơn vị tên lửa thông thường đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực đối với các chiến dịch của quân đội Trung Quốc.

Trong suốt 40 qua, tất cả các kế hoạch chiến lược, xây dựng và tác chiến của Quân đoàn pháo binh số 2 đều nhắm đến mục tiêu răn đe hạt nhân, răn đe ngăn chặn tấn công hạt nhân và phản công hạt nhân.
Trong suốt 40 qua, tất cả các kế hoạch chiến lược, xây dựng và tác chiến của Quân đoàn pháo binh số 2 đều nhắm đến mục tiêu răn đe hạt nhân, răn đe ngăn chặn tấn công hạt nhân và phản công hạt nhân.

Ngoài những tên lửa có trong trang bị hiện nay, trong tương lai gần Quân đoàn Pháo binh số 2 tiếp tục được tăng cường tên lửa đạn đạo thế hệ mới như DF-25/26, DF-41. Những loại tên lửa này cải thiện đáng kể tầm bắn, độ chính xác.
Ngoài những tên lửa có trong trang bị hiện nay, trong tương lai gần Quân đoàn Pháo binh số 2 tiếp tục được tăng cường tên lửa đạn đạo thế hệ mới như DF-25/26, DF-41. Những loại tên lửa này cải thiện đáng kể tầm bắn, độ chính xác.


Tên lửa đạn đạo TQ mang nhiều đầu đạn hạt nhân

Tên lửa đạn đạo TQ mang nhiều đầu đạn hạt nhân
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời nguyên tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga Viktor Yesin cho hay, Trung Quốc sẽ sớm hoàn thành chương trình phát triển module chiến đấu MIRV trang bị cho tên lửa đạn đạo để “xuyên thủng” hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tin mới