ĐH Dược Hà Nội không tuyển thí sinh dị tật

ĐH Dược Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh vào trường. Theo đó, năm 2018 trường có 730 chỉ tiêu và không tuyển thí sinh dị tật, khuyết tật chân tay.

 
ĐH Dược Hà Nội xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2018 bài thi Toán học và môn thi Vật lý, Hóa học của bài thi Khoa học tự nhiên.
Chỉ tiêu tuyển sinh: 730 chỉ tiêu đại học chính quy ngành Dược học (năm 2018 dừng tuyển sinh đại học liên thông, đại học văn bằng hai).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học năm 2018 của Trường được Nhà trường thông báo cụ thể trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.
Tổ hợp xét tuyển: bài thi Toán học và môn thi Vật lý, Hóa học của bài thi Khoa học tự nhiên.
Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Trong trường hợp cần thiết, sau khi xác định tổng điểm chuẩn trúng tuyển mà số thí sinh trong danh sách đạt điểm chuẩn vượt trên chỉ tiêu đã xác định thì Hội đồng tuyển sinh Nhà trường thực hiện xét tuyển các thí sinh có tổng điểm tổ hợp bằng nhau ở cuối danh sách theo tiêu chí bổ sung để lấy đủ chỉ tiêu, cụ thể như sau:
Tiêu chí bổ sung 1: thí sinh có điểm môn thi Hóa học cao hơn sẽ trúng tuyển.
Sau khi xét tiêu chí bổ sung 1 mà vẫn chưa xác định được điều kiện trúng tuyển, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường thực hiện xét tuyển theo tiêu chí bổ sung 2, cụ thể như sau: Tiêu chí bổ sung 2: thí sinh có điểm bài thi Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
Sau khi xét tuyển đợt 1, nếu còn chỉ tiêu tuyển sinh Nhà trường sẽ thông báo nhận hồ sơ ĐKXT bổ sung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các đối tượng xét tuyển thẳng
a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.
b) Người đã trúng tuyển vào Trường Đại học Dược Hà Nội, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.
c) Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Hóa học, thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học đã tốt nghiệp trung học được tuyển thẳng vào đại học.
Từ năm 2019, Trường Đại học Dược Hà Nội chỉ xét tuyển thẳng cho thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Hóa học, thí sinh đoạt giải nhất, nhì trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học đã tốt nghiệp trung học vào đại học.
d) Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia có đề tài thuộc lĩnh vực Hóa học đã tốt nghiệp trung học được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng vào đại học. Mỗi đề tài chỉ được xét tuyển thẳng một lần cho một tác giả chính. Trong hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, thí sinh phải nộp bản xác nhận của các đồng tác giả trong đó có các nội dung: (i) Thể hiện rõ việc xác nhận thí sinh là tác giả chính; (ii) Đồng tác giả đồng ý để thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào Trường; (iii) Người hướng dẫn đề tài dự thi xác nhận thí sinh là tác giả chính; (iv) Có chữ ký và đóng dấu xác nhận của lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác của người hướng dẫn.
Các thí sinh thuộc đối tượng này phải nộp nội dung đề tài đã dự thi cùng hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng để Hội đồng tuyển sinh Nhà trường xem xét xét tuyển.
Từ năm 2019, Trường Đại học Dược Hà Nội không xét tuyển thẳng đại học đối với thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và thí sinh đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
e) Đối với thí sinh là người nước ngoài: Nhà trường căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt để xem xét, quyết định cho vào học.
Điểm trúng tuyển đại học hệ chính quy ngành Dược năm 2015, 2016 là 26,75 điểm còn năm 2017 lên tới 28 điểm.

Đại học top đầu công bố đối tượng được tuyển thẳng

(Kiến Thức) - Hiện nhiều trường đại học top trên đã công bố những đối tượng được ưu tiên tuyển thẳng trong kỳ tuyển sinh đại học - cao đẳng năm 2015.

Dưới đây là các trường đại học top trên đã công bố thông tin về những đối tượng được tuyển thẳng mùa tuyển sinh đại học năm nay.

7 đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội

Các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố chỉ tiêu xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD – ĐT.

Cụ thể, trường ĐH Khoa học tự nhiên dành khoảng 30% tổng chỉ tiêu để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các thí sinh theo quy chế của Bộ GD - ĐT và xét tuyển khoảng 3% tổng chỉ tiêu những thí sinh là học sinh THPT chuyên đã tốt nghiệp THPT, đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐH Quốc gia Hà Nội và thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.

Trường ĐH Kinh tế dành 5% chỉ tiêu tuyển thẳng thí sinh là học sinh THPT chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội đáp ứng các điều kiện quy định của Bộ GD&ĐT và xét tuyển khoảng 3% thí sinh đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐH Quốc gia Hà Nội và thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT là học sinh trường THPT chuyên đã tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm tốt.

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, khoa Luật, khoa Quốc tế có 3% chỉ tiêu cho những thí sinh đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐH Quốc gia Hà Nội và thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT là học sinh trường THPT chuyên đã tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm tốt.

Trường ĐH Giáo dục dành 10% chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các thí sinh theo quy chế của Bộ GD- ĐT; 3% chỉ tiêu xét tuyển thí sinh là học sinh THPT chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội đã tốt nghiệp THPT đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐH Quốc gia Hà Nội và thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.

Khoa Y dược dành 5% chỉ tiêu tuyển thẳng thí sinh theo quy định của Bộ GD- ĐT và xét tuyển 3% chỉ tiêu các thí sinh là học sinh THPT chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội đã tốt nghiệp THPT, đạt giải chính thức trong kỳ thi học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐH Quốc gia Hà Nội, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.

Đại học Dược Hà Nội

Đối tượng tuyển thẳng gồm: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học; thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic môn Hóa học khu vực và quốc tế hoặc thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba môn Hóa học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học. Nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại trường, hiệu trưởng sẽ căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học.

Thí sinh đoạt giải khuyến khích môn Hóa học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào cao đẳng.

Đối tượng ưu tiên xét tuyển gồm: thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba môn Toán học, Vật lý và Hóa học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy vào ĐH Dược Hà Nội đủ số môn quy định theo đề thi chung, có kết quả thi từ điểm sàn đại học trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không có môn nào bị điểm 0. Những thí sinh này sẽ được hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào học đại học.

Thí sinh có đầy đủ những yêu cầu trên nhưng đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia sẽ được hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào học cao đẳng.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 

Đối tượng xét tuyển sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ GD – ĐT đó là những thí sinh học tập và có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên ở các huyện nghèo, thí sinh dân tộc ít người; hoặc thuộc khu vực biên giới hải đảo Tây Nam Bộ. Các đối tượng này nếu có nguyện vọng cần nộp hồ sơ theo quy định và sẽ được Hội đồng xét tuyển xem xét, nhưng phải học bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức. Chương trình này do hiệu trưởng quy định.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Năm nay, Học viện dành 30 chỉ tiêu cho diện tuyển thẳng. Đặc biệt, đối với các thí sinh này nếu có nguyện vọng học ngành Công nghệ thông tin hoặc Công nghệ đa phương tiện sẽ được tuyển thẳng vào lớp kỹ sư chất lượng cao với mức học bổng hỗ trợ tương đương 24.000 USD.

Cụ thể, các đối tượng xét tuyển thẳng vào đại học gồm: thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013 và đạt một trong các điều kiện sau: tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế các ngành Toán học, Vật lý hoặc Tin học các năm 2012, 2013; nằm trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế các năm 2012, 2013; đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông ngành Toán học, Vật lý hoặc Tin học các năm 2012, 2013.

Xét tuyển thẳng vào cao đẳng các đối tượng: thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT ngành Toán học, Vật lý hoặc Tin học các năm 2012, 2013; tốt nghiệp THPT năm 2013 theo quy định của Bộ GD – ĐT.

Đại học Sư phạm TP HCM

Năm nay trường sẽ tuyển thẳng các đối tượng: thí sinh dự thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2013, đạt giải: nhất, nhì, ba các môn và thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế được tuyển thẳng vào các ngành tương ứng.

Còn thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô đich châu Á, Cúp Châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á(SEAGEME), Cúp Đông Nam Á: được tuyển thẳng vào khoa Giáo dục Thể chất

Thí sinh khuyết tật có học lực từ loại khá trở lên, sẽ được Hội đồng tuyển sinh kiểm tra đánh giá khả năng học tập và tuyển thẳng vào ngành phù hợp.

Đối với những thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng, nếu dự thi và đạt điểm sàn trở lên, không có môn nào bị điểm 0 cũng được ưu tiên xét tuyển.

Các đối tượng khác như đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, huyện nghèo… cũng được ưu tiên xét tuyển nhưng phải được Sở GD – ĐT gửi danh sách đề nghị và khi nhập học phải bổ sung kiến thức một năm theo quy định của hiệu trưởng.

Học viện Tài chính

Năm 2015, Học viện Tài chính xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo quy định. Học viện xét tuyển theo từng ngành. Điểm trúng tuyển vào từng ngành cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ ít nhất 2 điểm. Học viện tuyển thẳng các đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tuyển thẳng đối với thí sinh có 3 môn thi THPT quốc gia trong đó có môn Toán và 2 môn bất kỳ đạt 27 điểm trở lên, không tính điểm ưu tiên.

Đại học Kinh tế quốc dân

Trường Đại học Kinh tế quốc dân sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển. Việc xét tuyển theo từng ngành. Điểm trúng tuyển vào từng ngành cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ ít nhất 2 điểm. Ngoài thực hiện tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường còn tuyển thẳng đối với thí sinh có 3 môn thi THPT quốc gia, trong đó có môn Toán và 2 môn bất kỳ, đạt 27 điểm trở lên, không tính điểm ưu tiên.

Cao ốc đua nhau mọc trên đất di dời nhà máy

Hàng trăm ha đất hậu di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trở thành những dự án cao ốc, nhà cao tầng rất hoành tráng. 

Tiến độ rùa

Giữa trưa hè, nhóm PV Tiền Phong có mặt tại công trường xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Cả một vùng đồi rộng lớn vẫn đậm một màu cỏ dại và cây rừng khiến nhiều người không khỏi xót xa. Khởi công xây dựng vào tháng 12/2003, đến nay đã hơn 12 năm nhưng tại đây vẫn loay hoay với việc giải phóng mặt bằng, xây nhà tái định cư. Nhiều hạng mục quan trọng của dự án vẫn chưa được triển khai. Trước đó, đầu năm 2011, Chính phủ cũng đã yêu cầu các trường ĐH-CĐ nằm trong danh sách phải phối hợp với các địa phương để đăng ký kế hoạch di dời đến địa điểm mới theo quy hoạch với Bộ GD&ĐT.

Cao oc dua nhau moc tren dat di doi nha may
Ảnh minh hoạ.

Theo thống kê, Bộ Xây dựng đã đề xuất 23 cơ sở giáo dục cần cải tạo và di dời. Cụ thể theo kế hoạch này thì 12 cơ sở phải di dời như ĐH Công đoàn, ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y tế công cộng, Viện ĐH Mở Hà Nội. 11 cơ sở giáo dục phải cải tạo như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, ĐH Thủy lợi… Các trường di dời được bố trí tại các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm, Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc.

Về lộ trình thực hiện, thành phố Hà Nội kiến nghị từ 2011 đến 2015, di dời 5 trường như trong lộ trình do Bộ GD&ĐT đưa ra. Và kết thúc di dời trường học vào năm 2025 thay vì 2030 như trong kế hoạch. Bởi Hà Nội muốn kế hoạch triển khai càng sớm càng tốt, vì hiện hạ tầng trong các trường ĐH-CĐ ở nội đô không đảm bảo, thường xuyên gây ách tắc giao thông, ô nhiễm… Tuy nhiên, cho đến nay, kế hoạch di dời trên vẫn dậm chân tại chỗ. Ông Nguyễn Quang Minh, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ QHKT (Bộ Xây dựng) khẳng định, tiến độ thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về di dời các trường ĐH, bệnh viện, cơ sở gây ô nhiễm triển khai quá chậm. Nguyên nhân là lãnh đạo nhiều trường ĐH chưa muốn di dời đến nơi mới, nhiều trường cũng muốn giữ lại phần đất trong nội đô sau di dời.

Trong khi đó, các cơ quan có trách nhiệm lại thiếu quyết liệt. “Cho đến nay, vẫn chưa di dời được ai. Và điều thấy rõ nhất trong việc này là nhiều người không vì lợi ích chung của cộng đồng”, ông Minh nói. Trao đổi với PV Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận tiến độ triển khai di dời các trường là chậm và cho biết, kế hoạch di dời các trường ĐH-CĐ do Bộ Xây dựng đảm nhiệm chính!

Hàng trăm ha đất di dời nhà máy để… xây cao ốc

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2014, UBND thành phố Hà Nội khẳng định: Hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều trụ sở của các bộ ngành trung ương đóng trên địa bàn đang thực hiện sắp xếp, di dời theo Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ. Các diện tích đất sau khi di dời vừa qua phần lớn được đầu tư các công trình nhà ở, trung tâm thương mại, do đó ảnh hưởng rất lớn đến Quy hoạch chung Thủ đô. Nguồn thu tiền sử dụng đất từ các dự án này được dùng để đầu tư trở lại cho các bộ ngành là chưa phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Điều 15 Luật Thủ đô!

Số liệu rà soát của Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội về di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư cho thấy Hà Nội có 422 cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc 17 ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang hoạt động. Trong đó có 209 cơ sở hoạt động tại các quận nội thành.

Điều đáng nói, đến nay trong danh sách này, hàng trăm hecta đất hậu di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp lại trở thành những dự án cao ốc, khu đô thị, khu chung cư cao tầng “mọc” lên hoành tráng. Đơn cử như dự án Công ty Dệt 8/3 (số 460 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng); dự án của Cty CP May Thăng Long (số 250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng); dự án Cty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu (229 Tây Sơn, quận Đống Đa); dự án nhà máy Bánh kẹo Tràng An (số 1 Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy)...

Ông Nguyễn Như Cẩn - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) cho hay, trên địa bàn phường hiện có 2 trường ĐH gồm ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội và ĐH Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội với số lượng sinh viên khoảng trên 6.000 đang gây ách tắc, quá tải cho địa phương. “Các trường này đã có kế hoạch di dời, như trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội đã có cơ sở 2 bên Từ Sơn-Bắc Ninh nhưng thực ra lượng sinh viên ở đây vẫn không thay đổi vì họ tuyển sinh tiếp cho cơ sở mới chứ không phải chuyển sinh viên sang cơ sở mới học”, ông Cẩn nói.

Theo vị phó chủ tịch phường này, ngoài 2 trường ĐH với số lượng sinh viên lớn, Vĩnh Tuy hiện nay như “đại công trường, đại dự án” khi hàng loạt cơ sở, nhà máy sản xuất công nghiệp đang được chuyển đổi thành các dự án nhà ở, các khu chung cư cao tầng.

“Trên địa bàn nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với hàng chục hecta đất đã di dời hay tiến hành cổ phần hóa nhưng sau khi di dời các cơ sở, đất đều được chuyển thành các dự án nhà ở cao tầng, cao ốc. Theo nhẩm tính của tôi thì thời gian tới sẽ có thêm 5 cơ sở, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn phường trở thành dự án nhà ở và như vậy dân số của Vĩnh Tuy sẽ tăng thêm hàng vạn dân”, vị cán bộ này phân tích.

Nhiều bộ ngành mang danh là đã di dời nhưng thực ra vẫn ôm chặt trụ sở cũ để giao cho các cơ sở trực thuộc sử dụng. Đơn cử, Bộ TN&MT xây dựng trụ sở mới tại quận Cầu Giấy từ năm 2012 với quy mô gấp gần bốn lần so với trụ sở cũ ở đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa. Tuy nhiên, đến nay mảnh đất “vàng” vẫn chưa được bộ này bàn giao lại. Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ… sau di dời cũng vẫn giữ lại trụ sở cũ mà chưa bàn giao cho thành phố sử dụng theo quy hoạch.

Theo quy định của Luật Thủ đô “Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp…, được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch”.

Tin mới