ĐHBK Hà Nội mở hệ thống đăng ký thi TSA vào 11h hôm nay

Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nhà trường sẽ mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11h ngày 1/12/2024.

Theo đó, thí sinh vào hệ thống đăng ký thi Đánh giá tư duy theo địa chỉ: https://tsa.hust.edu.vn/dk, tạo tài khoản và đăng ký thi.
Trong năm 2025, kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức trong 3 đợt, vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3 - 4 kíp thi tại 30 điểm thi. Kỳ thi có thể đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt thi.
Ngoài các điểm thi trước đây, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ mở thêm điểm thi mới để hỗ trợ các em học sinh ở các tỉnh vùng Tây Bắc (điểm thi tại tỉnh Lào Cai).
DHBK Ha Noi mo he thong dang ky thi TSA vao 11h hom nay
 Kế hoạch tổ chức thi đánh giá tư duy năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Thông tin cụ thể 3 đợt thi Đánh giá tư duy như sau: Đợt 1: Ngày thi 18 - 19/1/2025; Ngày mở đăng ký ngày 1 - 6/12/2024
Đợt 2: Ngày thi 8 - 9/3/2025; Ngày mở đăng ký ngày 1 - 6/2/2025
Đợt 3: Ngày thi 26 - 27/4/2025. Ngày mở đăng ký từ 1-6/4/2025
Kết quả của kỳ thi Đánh giá tư duy của trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học năm học 2024 - 2025.
Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, mục tiêu của bài thi Đánh giá tư duy là đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.
Kỳ thi được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới, như SAT, ACT...
Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, nội dung và hình thức thi đã được thực hiện theo đúng thiết kế và giữ ổn định trong nhiều năm tới. Theo đó, bài thi gồm 3 phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút).
Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào. Hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, kết quả thi sẽ có giá trị trong 2 năm để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học.
Nhiều công nghệ khảo thí hiện đại đã được áp dụng cho kỳ thi như công nghệ xây dựng câu hỏi thi tư duy chuẩn hóa, lý thuyết cầu trong đề thi, công nghệ chấm thi theo mô hình IRT nhiều tham số, công nghệ check-in tự động theo thẻ Căn cước công dân có tích hợp với hệ thống quản lý dữ liệu cá nhân trên Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư để định danh thí sinh đến dự thi, nhằm chống triệt để việc thi hộ và gian lận trong thi cử.
Trước đó, trong mùa tuyển sinh năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức 6 đợt thi Đánh giá tư duy vào các ngày cuối tuần với 30 điểm thi mỗi đợt tại Hà Nội và 11 tỉnh thành phố gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng; đáp ứng cho gần 50.000 lượt thi với tổng số thí sinh dự thi là 21.000 thí sinh.
Kết quả của kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học năm học 2024 - 2025.
>>> Mời quý độc giả xem video GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ về hai đòn bẩy cho giáo dục đại học:
 

Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố điểm thi đánh giá tư duy đợt cuối

Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa công bố điểm thi đánh giá tư duy năm 2024. Đây là đợt thi cuối cùng của kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội

Đợt thi thứ 6 cũng là đợt cuối cùng của kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đợt thi diễn ra vào ngày 16/6/2024 được Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp cùng một số trường đại học, học viện tổ chức tại 23 điểm thi tại khu vực Hà Nội; Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng.

Đến 'lò' luyện thi đánh giá năng lực tốn tiền mà không hiệu quả!

Các chuyên gia cho rằng, tham gia những khóa luyện thi vừa tốn tiền, vừa mất thời gian mà không mang lại hiệu quả. Thay vì tìm đến trung tâm luyện thi, thí sinh nên học tốt ngay trên lớp học.

Mặc dù mới bước vào học kỳ I được một thời gian ngắn, nhưng nhiều học sinh và cả phụ huynh lớp 12 đang rất băn khoăn "có nên đăng ký luyện thi Đánh giá năng lực".

Trên mạng xã hội, thông tin về các khóa luyện thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy xuất hiện với tần suất dày đặc. Nhiều gia đình có con ở độ tuổi THPT, đã đăng ký hoặc có ý định tham dự các kỳ thi riêng bị thu hút bởi lời quảng cáo hấp dẫn của những khóa học này như: tổng ôn, bứt phá đạt điểm tối đa 100+, tăng cơ hội đỗ trường tốp…
Den 'lo' luyen thi danh gia nang luc ton tien ma khong hieu qua!

Nhan nhản quảng cáo lớp luyện thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, V-SAT... Ảnh chụp màn hình.

Rất nhiều quảng cáo hấp dẫn về các khóa luyện thi, các sách luyện đề đánh giá năng lực được tung ra, nhất là trong giai đoạn nước rút. 
Theo quảng cáo, thí sinh theo học khóa này sẽ chinh phục được mọi dạng bài. Cùng với đó, các trung tâm cũng mở nhiều khóa luyện thi cấp tốc 75 ngày bứt phá với các phòng luyện đề tiêu chuẩn, luyện đề thực chiến. Các trang luyện thi đồng thời chiêu sinh nhiều khóa ôn thi như khóa giải đề, khóa ôn từng môn, khóa live luyện đề, khóa combo… cùng chính sách khuyến mại, giảm giá hấp dẫn. Học phí khóa học có nhiều mức khác nhau, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy theo hình thức học mà học sinh đăng ký.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tham gia những khóa luyện thi vừa tốn tiền, vừa mất thời gian mà không mang lại hiệu quả.

Ở kỳ thi đánh giá lực, mỗi bạn thí sinh một đề riêng biệt, độc lập. Do vậy, thí sinh có ôn cũng không bao giờ “trúng tủ” một đề nào đó. Kho đề thi của các trường tương đối lớn, phổ quát chương trình THPT, đủ rộng để cho thí sinh có những câu hỏi riêng biệt.

Kỳ thi Đánh giá năng lực không đơn giản chỉ là kiến thức một lĩnh vực hay một dạng nào đó mà đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy hệ thống, hiểu bản chất sự việc. Những thứ đó không trung tâm nào có thể cung cấp cho thí sinh trong thời gian ngắn mà đòi hỏi thí sinh tích lũy quá trình trên ghế nhà trường.

Về vấn đề luyện thi đánh giá năng lực, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc ôn tập là cần thiết. Bất kỳ một kỳ thi nào, chúng ta đều phải xác định ứng xử nghiêm túc bằng việc tham gia các hoạt động học tập của mình, như học tập trên lớp. Thí sinh khi học tập một cách nghiêm túc, đầy đủ trên lớp, các em hoàn toàn có đủ kiến thức và kỹ năng để dự thi.

Việc đầu tiên các em cần xác định là sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào trường đại học nào, tìm hiểu xem trường đó năm nay có sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực hay không. Khi đã biết mục tiêu của mình, cần tìm hiểu về bài thi Đánh giá năng lực: cấu trúc, ma trận, định dạng bài thi, các thông tin liên quan,… Những thông tin này chúng tôi đã công bố đầy đủ trên các phương tiện truyền thông.

Bước thứ ba là làm đề thi tham khảo. Qua vài lần thi tham khảo, thí sinh sẽ thấy mình hổng kiến thức ở đâu để có kế hoạch ôn tập hợp lý. Dù các em ôn tập trên lớp, ôn tập theo nhóm hay ôn tập theo các hình thức khác thì những bước này rất cần thiết để hoàn thiện hành trang một cách vững chắc trước khi bước vào kỳ thi.

Do đó, việc nhất thiết có phải tham gia lớp ôn luyện hay không là phụ thuộc vào quyền của thí sinh. Nhưng lời khuyên của chúng tôi là nếu không học tập một cách nghiêm túc, không tìm hiểu kỹ hoặc không chuẩn bị tốt, dù em có tham gia lớp ôn luyện hay không, kết quả cũng sẽ không thay đổi.

Hãy nghiên cứu kỹ; hệ thống hóa lại các phần kiến thức, từ Toán đến Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học,…; không nên nhớ khu trú một vài phần, bởi bài thi có sự gắn bó hữu cơ, có sự xâu chuỗi với nhau. Khi đã hệ thống được kiến thức, dù là em gặp phải câu hỏi dễ, trung bình hay câu hỏi khó, em cũng có thể dễ dàng tìm ra phương án giải quyết hơn là chỉ nhớ một phần.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, thí sinh cần phải học tập nghiêm túc, chăm chỉ trong từng bài học, từng giờ kiểm tra và làm quen với đề thi tham khảo của kỳ thi Đánh giá năng lực sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc lan man với các trung tâm luyện thi. "Nếu có một đơn vị luyện nào được đánh giá là "tin cậy" thì đó chính là trường THPT. "Trung tâm luyện thi tin cậy" sẽ phải giúp học sinh học tốt toàn bộ chương trình THPT. Vậy tại sao các bạn lại tìm đến trung tâm luyện thi thay vì học tốt ngay trên lớp học".

>>> Mời độc giả xem video: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn lý giải việc tạm dừng, chưa thực hiện việc công nhận Kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh:

Tin mới