ĐHĐCĐ VPBank: Kế hoạch lợi nhuận 2020 sụt giảm do đâu?

(Vietnamdaily) - Ngày 29/5, đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP VPBank (HoSE: VPB) đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế 10.214 tỷ đồng, giảm 1,1% so với năm 2019.

Trong đó, lợi nhuận ngân hàng mẹ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 15%, song lợi nhuận của FE Credit sẽ điều chỉnh giảm nhẹ bởi quan điểm phát triển thận trọng, có thể phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.

Ngoài ra, các chỉ tiêu tăng trưởng khác trong năm 2020 của ngân hàng như tổng tài sản là 425.132 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2019; tăng trưởng tín dụng 12,3%; huy động vốn tăng 10,4%, nợ xấu dưới 3%.

Tuy nhiên, đại diện VPBank cho biết, nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, khả năng năm nay lợi nhuận đạt được sẽ cao hơn 10-20% so với mục tiêu lợi nhuận trình ĐHĐCĐ.

DHDCD VPBank: Ke hoach loi nhuan 2020 sut giam do dau?
 
Theo báo Đầu tư, con số được CEO VPBank đưa ra tại Đại hội cho thấy, cuối quý 1/2020, lợi nhuận VPBank đạt hơn 2.900 tỷ đồng, song đến cuối tháng 4/2020 đã đạt xấp xỉ 4.000 tỷ đồng. Tại thời điểm ĐHCĐ, lợi nhuận ngân hàng đã vượt 5.100 tỷ đồng, bằng 50% kế hoạch cả năm và dự kiến sẽ đạt 6.000 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2020.

Về cổ tức, mặc dù kết thúc năm 2019, ngân hàng vẫn còn lợi nhuận chưa phân phối là hơn 7.000 tỷ đồng, song lãnh đạo ngân hàng dự kiến không chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, mà trình cổ đông giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2019 để tăng vốn chủ sở hữu.

Khi được cổ đông hỏi về kế hoạch IPO FE Credit, đại diện VPBank cho biết, kế hoạch này vẫn đang thực hiện và việc lựa chọn đối tác cũng có những kết quả tích cực.
Dịch COVID-19 cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tâm ý các nhà đầu tư nước ngoài và do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến việc lựa chọn đối tác cho FE Credit. Trong lần đại hội này, ngân hàng cũng xin ý kiến cổ đông uỷ quyền và giao nhiệm vụ cho HĐTQ quyết định toán bộ các điều kiện liên quan đến phương án bán, sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức pháp lý.

VPBank cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ nhân viên (ESOP) năm 2020. Tổng số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành là 17 triệu cổ phiếu, giá bán dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng với mức giải tỏa tối đa là 30% sau 1 năm, 35% sau 2 năm và 35% sau 3 năm.

Ngoài ra, HĐQT VPBank cũng kiến nghị cổ đông ủy quyền cho HĐQT linh hoạt mua lại cổ phiếu quỹ tùy theo diễn biến thị trường.

Về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (hiện trên 20%), trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bán bớt cổ phiếu, VPBank sẽ giảm room ngoại xuống 15% để giành cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài khác.

Nợ xấu VPBank về dưới 3%, lợi nhuận có thể giảm gần 7%

(Vietnamdaily) - SSI cho rằng nợ xấu của VPBank sẽ được kiểm soát dưới 3%, tuy nhiên lợi nhuận sẽ giảm gần 7% so cùng kỳ. 

Theo Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đã tổ chức một cuộc họp chuyên viên phân tích vào ngày 5/5/2020, cung cấp thông tin về tình hình hiện tại của ngân hàng, cũng như triển vọng năm 2020. 

Cụ thể, VPB sẽ giảm cho vay đối với 3 phân khúc chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Covid-19, bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, khách sạn và tài chính tiêu dùng. 

Ê ẩm với tất toán nợ ở ngân hàng VPBank: 34 ngày mới hoàn tất 1 thủ tục

Bằng một ma trận thủ tục, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tạo ra một tiến trình tất toán một hợp đồng vay nợ đầy phức tạp đối với một khách hàng cá nhân để trục lợi.
 

Ma trận thủ tục

Tháng 1/2019, chị T làm hợp đồng mua một căn hộ tại một dự án chung cư ở quận Tây Hồ (Hà Nội) với giá trị 8,6 tỷ đồng, trong đó phần trả trước là 8 tỷ đồng. Trong phần trả trước, chị T phải trả cho chủ đầu tư 2,5 tỷ đồng, 5,5 tỷ đồng còn lại được vay từ Ngân hàng VPBank theo một thỏa thuận mang tính ba bên.