Đi bộ không “vẫy tay” sang đường có thể bị phạt 250.000 đồng
Theo điểm a khoản 1 điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, từ 1.1.2025, người đi bộ qua đường không có tín hiệu bằng tay (không vẫy tay khi sang đường) sẽ bị phạt hành chính 150.000 - 250.000 đồng.
Gia Đạt
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Ảnh minh họa.
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên, từ ngày 1/1/2025, người đi bộ qua đường không vẫy tay (không có tín hiệu bằng tay) sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025), những quy định người đi bộ phải tuân thủ gồm:
- Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình.
- Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.
- Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, theo quy định trên, chỉ trong trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, người đi bộ qua đường mới phải dùng tín hiệu bằng tay để thông báo ý định qua đường cho các phương tiện giao thông đang di chuyển.
>>> Xem thêm video: Xử phạt 2 giáo viên đánh nhau gây thương tích ở Quảng Trị
Gần đây nhất, Phòng khám Đa khoa Nam Việt bị xử phạt 200 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh trong thời hạn 4 tháng.
Ngày 28/8, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Phòng khám đa khoa Nam Việt (địa chỉ: 202 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10) đã có các hành vi vi phạm: Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu; điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh không được phép hoạt động, trừ trường hợp được lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi theo quy định pháp luật.
Quảng Trị: Nhồi nhét khách, một phương tiện vận tải bị xử phạt
Chở quá số người quy định, một phương tiện vận tải hành khách đã bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện và xử phạt trên 10 triệu đồng.
Ngày 4/9, Trung tá Trần Đức Quảng - Trưởng trạm CSGT Hải Lăng, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử lý đối với lái xe, chủ xe khách chở quá số người quy định và không có hợp đồng vận chuyển khách.
Cụ thể, vào khoảng 8h cùng ngày, tổ công tác Trạm CSGT Hải Lăng làm nhiệm vụ trên QL1A đoạn qua xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị thì phát hiện xe khách BKS 73B - 000.38 có dấu hiệu vi nghi vấn nên yêu cầu dừng xe kiểm tra.
Xe khách vi phạm
Kết quả lực lượng chức năng phát hiện xe khách 29 chỗ này chở tới 38 người. Ngoài việc vi phạm chở quá số hành khách, tài xế còn không xuất trình được hợp đồng vận chuyển khách theo quy định.
Hé lộ thời gian PPC bắt đầu bị đình chỉ hoạt động 12 tháng
CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) vừa nhận được quyết định sửa đổi hình thức xử phạt vi phạm về môi trường.
Cụ thể, ngày 25/9, PPC nhận được quyết định số 25/QĐ-SĐ ngày 20/9/2023 của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Bộ Công an về việc sửa đổi một phần quyết định số 23/QĐ-XPHC.
Theo đó, hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động đối với PPC trong thời gian 12 tháng. Thời điểm đình chỉ hoạt động kể từ ngày Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ, đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác cung ứng điện thay thế PPC.