Di sản văn hóa – chiếc “cầu nối” trong kỷ nguyên vươn mình

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn (đoàn Hà Nội) khẳng định, trong kỷ nguyên mà Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế, di sản văn hóa trở thành chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và tương lai.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, hôm nay, ngày 23/11, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã có trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội về ý nghĩa của việc thông qua Luật quan trọng này.
Di san van hoa – chiec “cau noi” trong ky nguyen vuon minh
 PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội. Ảnh: Phạm Thắng.
Di sản là cột mốc định vị đất nước trên bản đồ văn hóa
Trong kỷ nguyên Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế, di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Di sản văn hóa không chỉ là những gì còn lại từ quá khứ, mà còn là gốc rễ, là tinh thần sống động định hình bản sắc và hướng đi của một dân tộc. Trong kỷ nguyên mà Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế, di sản văn hóa trở thành chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và tương lai.
Di sản là nguồn cảm hứng vô tận, là kho tàng tri thức được chắt lọc qua thời gian. Nó không chỉ ghi dấu bản lĩnh và sự sáng tạo của cha ông mà còn là nguồn năng lượng để xây dựng khát vọng phát triển bền vững. Trong thế giới toàn cầu hóa, khi những giá trị văn hóa dễ dàng bị hòa tan, di sản chính là cột mốc giữ vững căn tính, giúp Việt Nam định vị mình trong bản đồ văn hóa thế giới.
Hơn thế, di sản văn hóa còn là động lực kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước. Các di tích, lễ hội, nghệ thuật truyền thống không chỉ thu hút du khách mà còn tạo ra giá trị kinh tế, mở ra cơ hội cho sự đổi mới và sáng tạo.
Quan trọng hơn, di sản kết nối con người, khơi dậy niềm tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong mỗi bước đi, từ những ngôi đền cổ kính, những làn điệu dân ca, đến ký ức về các cuộc chiến tranh giữ nước, di sản nhắc nhở rằng chúng ta thuộc về một dòng chảy chung, nơi mọi cá nhân cùng góp phần viết tiếp câu chuyện dân tộc.
Giữ gìn và phát huy di sản không chỉ là bảo tồn cái cũ mà còn là sáng tạo cái mới, để giá trị văn hóa Việt Nam không ngừng lan tỏa, tiếp sức cho sự vươn mình trong kỷ nguyên mới. Đó là cách chúng ta tôn vinh quá khứ, khẳng định hiện tại và định hình tương lai.
Sự xuống cấp nghiêm trọng của nhiều di sản là thách thức lớn
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đang gặp phải nhiều khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất?
Một trong những thách thức lớn nhất, theo tôi, là sự xuống cấp nghiêm trọng của nhiều di sản do thời gian và tác động của con người. Dù nhận thức được tầm quan trọng của bảo tồn, nguồn lực tài chính và nhân sự chuyên môn vẫn còn hạn chế, khiến nhiều di sản không được bảo vệ đúng cách hoặc kịp thời.
Quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế tạo ra áp lực lớn lên không gian văn hóa truyền thống. Những xung đột giữa bảo tồn và nhu cầu hiện đại hóa thường dẫn đến việc xâm phạm, thu hẹp không gian di sản, thậm chí làm mất đi giá trị nguyên bản của chúng. Thêm vào đó, ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ di sản vẫn chưa cao. Nhiều hành vi xâm hại, như lấn chiếm di tích, buôn bán cổ vật trái phép hay tổ chức các hoạt động không phù hợp trong không gian văn hóa, vẫn diễn ra thường xuyên.
Hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến bảo tồn di sản vẫn còn nhiều chồng chéo và thiếu đồng bộ. Sự không nhất quán giữa các quy định của Luật Di sản Văn hóa với những luật khác, như Luật Đất đai hay Luật Xây dựng, đã gây cản trở cho việc quản lý và bảo vệ di sản. Đồng thời, biến đổi khí hậu và những tác động của thiên tai như lũ lụt, bão, đang đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của các di tích lịch sử và không gian văn hóa.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, di sản văn hóa còn phải đối mặt với nguy cơ mai một bản sắc do sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai và thương mại hóa các giá trị truyền thống. Nhiều lễ hội, phong tục và nghệ thuật bị biến tướng, mất đi giá trị gốc, trở thành sản phẩm phục vụ mục đích thương mại thuần túy. Thêm vào đó, công tác đào tạo và phát triển nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ chuyên gia vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực, khiến việc bảo tồn trở nên khó khăn hơn.
Hành lang pháp lý mới cho di sản văn hóa
Ông đánh giá thế nào về việc sửa đổi và thông qua Luật Di sản văn hóa lần này?
Theo tôi, việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa lần này mang theo một ý nghĩa vượt xa khía cạnh pháp lý, nó là hơi thở mới cho dòng chảy bất tận của văn hóa dân tộc. Những điều chỉnh trong luật không chỉ nhằm tháo gỡ các rào cản thể chế hay đồng bộ hóa với các luật liên quan mà còn thể hiện khát vọng mạnh mẽ: kết nối giá trị văn hóa với sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là hành động để bảo vệ những di sản vô giá, nhưng hơn hết, là để di sản sống dậy, trường tồn và tiếp tục truyền cảm hứng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa không ngừng, khi áp lực kinh tế và tốc độ của xã hội hiện đại dễ dàng lấn át những giá trị truyền thống, các thay đổi trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mang tính chiến lược. Việc làm rõ trách nhiệm của các bên, từ cơ quan quản lý đến từng cá nhân, việc phân cấp mạnh mẽ để địa phương có thể chủ động hơn, hay sự tinh gọn thủ tục hành chính, tất cả đều nhằm một mục tiêu chung: đưa di sản về đúng nơi nó thuộc về – trung tâm đời sống của con người và cộng đồng.
Đây không chỉ là bảo tồn, mà là sáng tạo, là cách chúng ta làm cho văn hóa không ngừng chảy trong mạch sống của xã hội hiện đại. Những di sản – từng viên gạch cũ kỹ, từng khúc hát truyền đời – không còn là những thứ bị lãng quên trong bóng tối của thời gian, mà là điểm tựa, là lời nhắc nhở đầy cảm hứng rằng chúng ta, hôm nay, đang đứng trên những giá trị trường cửu mà tổ tiên đã để lại.
Việc cộng đồng trở thành chủ thể trong bảo tồn không chỉ là một bước tiến mà còn là một bước nhảy vọt về ý thức trách nhiệm. Chính từ cộng đồng, từ từng người dân, di sản mới thực sự được bảo vệ bằng trái tim, bằng sự tự hào. Mỗi người không chỉ nhìn di sản như một phần của quá khứ, mà như một phần không thể tách rời trong hành trình đi về phía tương lai.
Đồng thời, luật sửa đổi còn khẳng định tầm nhìn hội nhập quốc tế, khi di sản văn hóa của Việt Nam không chỉ là tài sản quốc gia mà còn là một phần của di sản nhân loại. Việc đồng bộ hóa với các cam kết quốc tế không chỉ giúp bảo vệ di sản mà còn mở ra cơ hội hợp tác, giao lưu, để thế giới biết đến Việt Nam như một đất nước giàu bản sắc văn hóa, sáng tạo và bản lĩnh.
Quan trọng hơn cả, di sản văn hóa không chỉ là những gì nằm im trong bảo tàng hay hiện hữu trên những bức tường cổ, mà là câu chuyện chúng ta kể về mình. Là cách chúng ta gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai, để mỗi bước tiến đều in đậm dấu ấn của lịch sử và bản sắc dân tộc.
Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, mặc dù vai trò của cộng đồng và khu vực tư nhân trong việc bảo tồn di sản ngày càng được nhấn mạnh, nhưng sự tham gia vẫn chưa thực sự hiệu quả. Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để khuyến khích sự đóng góp từ xã hội, dẫn đến hạn chế trong việc huy động nguồn lực và sự đồng hành từ mọi thành phần.

Giải quyết những bất cập này không chỉ đòi hỏi chiến lược dài hạn và bền vững, mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, chuyên gia, cộng đồng và khu vực tư nhân. Vì thế sửa đổi Luật Di sản văn hóa là rất cần thiết để di sản không chỉ là quá khứ, mà còn là tài sản quan trọng để định hình tương lai, kết nối truyền thống với sự phát triển của dân tộc trong thời đại mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sáng ngời trí tuệ lớn, nhân cách lớn

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách lớn. Những giá trị mà Tổng Bí thư để lại sẽ là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-2

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chiến sĩ cộng sản, nhà lãnh đạo kiệt xuất, trí tuệ, bản lĩnh, một nhân cách lớn. Những giá trị, phẩm chất và đóng góp to lớn mà Tổng Bí thư để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.

 
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-3

- Chiều 19/7, đất nước ta đón nhận tin buồn khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Xin đại biểu chia sẻ cảm xúc của mình trước thông tin này?

Tôi và tôi tin cả trăm triệu người dân Việt Nam đều vô cùng đau buồn trước thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Đây là mất mát rất lớn đối với đất nước và Nhân dân Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhân cách lớn, đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trong việc đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.

Sự ra đi của Tổng Bí thư là tổn thất lớn lao cho đất nước. Hy vọng rằng đất nước chúng ta sẽ vượt qua đau thương, mất mát này, tiếp tục phát huy những giá trị và thành quả mà Tổng Bí thư để lại, đoàn kết vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-5Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nhân dân thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum chiều 13/4/2017. Ảnh:Kontum.gov.vn

- Là đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, từng có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc Tổng Bí thư, những ấn tượng của Tổng Bí thư đối với ông như thế nào?

Dù không có quá nhiều cơ hội được tiếp xúc lâu với Tổng Bí thư, nhưng qua những lần gặp gỡ, tôi thực sự cảm phục Tổng Bí thư ở nhiều phẩm chất tốt đẹp, đạo đức đặc biệt, tiêu biểu của con người Việt Nam.

Đầu tiên, dễ cảm nhận nhất là sự tận tâm và trách nhiệm tiêu biểu của một người cách mạng. Tổng Bí thư luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với công việc và nhiệm vụ được giao, cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn được biết đến với tinh thần kiên định, quyết đoán trong việc thực hiện các chính sách và trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chính sự kiên định này giúp Tổng Bí thư dẫn dắt đất nước qua nhiều thử thách và nhận được sự tin yêu của toàn Đảng và toàn dân.

Phẩm chất liêm khiết và chính trực cũng là điều vô cùng đáng quý của Tổng Bí thư. Ông luôn sống giản dị, không màng quyền lợi cá nhân và luôn đề cao giá trị liêm khiết, trong sạch.

Tôi thực sự cảm động khi thấy hình ảnh Tổng Bí thư bình dị như bao người dân bình thường khác, ngồi gói bánh chưng dịp Tết cùng gia đình. Đây là phẩm chất quan trọng đối với một lãnh đạo, đặc biệt trong bối cảnh đất nước hiện nay.

Không chỉ vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là biểu trưng của trí tuệ và sự hiểu biết sâu rộng. Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử đất nước, Tổng Bí thư đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn tiêu biểu cho tinh thần đổi mới. Bên cạnh kiên định lý tưởng, Tổng Bí thư luôn cổ vũ cho những cải cách, đổi mới cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giúp đất nước hội nhập quốc tế.

Đặc biệt hơn cả, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân, từ đó có những quyết sách phù hợp, kịp thời. Điều này thể hiện rất rõ qua những đợt tiếp xúc cử tri và dịp Tết.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-4
Vừa là người con Hà Nội và từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư đặc biệt coi trọng vai trò văn hóa của Hà Nội - trái tim của cả nước. Ông từng nhấn mạnh: “Hà Nội là Thủ đô, mà Thủ đô là đô thị đứng đầu, chỉ có một, Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa của cả nước.

Do đó, người Hà Nội làm sao phải phát huy được truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; tập trung xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản của Thủ đô” và “Hà Nội phải thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước”.

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát lớn của đất nước, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng. Nhưng tôi tin rằng, những giá trị và phẩm chất mà Tổng Bí thư để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-5

- Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm và có nhiều chỉ đạo sâu sắc về vấn đề phát triển nền văn hóa đất nước. Là Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội hiện tại, cũng là chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực văn hóa, ông suy nghĩ thế nào về những đóng góp của Tổng Bí thư đối với nền văn hóa nước nhà?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là người có tầm ảnh hưởng sâu rộng, mang tính dẫn dắt và định hướng cho lĩnh vực văn hóa. Sẽ không quá khi nói rằng, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, với những đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy hội nhập với thế giới.

Mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và từ các phương tiện truyền thông mới tác động rất lớn đến đời sống văn hóa ở nước ta, kéo theo nhiều nguy cơ về: Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, lối sống hưởng thụ, văn hóa ngoại lai lấn át, các giá trị truyền thống bị phai nhạt, thương mại hóa văn hóa văn nghệ quá đà không tính đến lợi ích lâu dài… đã gây xói mòn những giá trị văn hóa dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đạo đức cộng đồng, cá nhân.

Tất cả đòi hỏi một định hướng phát triển văn hóa đúng đắn, rõ ràng để làm hệ điều tiết, dẫn dắt sự phát triển văn hóa, cũng như sự phát triển chung của đất nước.

Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện và vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở những vị trí quan trọng của đất nước thực sự rất có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa nước ta.

Là một học giả có sự hiểu biết sâu rộng về lý luận chính trị và văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết nhiều bài báo, tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và văn hóa dân tộc.

Những tác phẩm này không chỉ thể hiện kiến thức uyên thâm, mà còn cho thấy sự trăn trở về con đường phát triển đất nước, làm sao để vừa giữ gìn được truyền thống dân tộc, vừa hội nhập, phát triển hiện đại.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-6
Tôi thấy rằng, những tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và truyền thống đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư luôn hướng đến việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng trong công tác lãnh đạo chính trị. Tình yêu dành cho văn hóa thấm đẫm trong từng chỉ đạo, bài viết, câu nói của Tổng Bí thư.

Tinh thần “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, hay “văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hóa còn, dân tộc còn” đã thể hiện sâu sắc nhất mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vai trò dẫn dắt, điều tiết sự phát triển đất nước của văn hóa, cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị của văn hóa dân tộc.

Một trong những dấu mốc son cho sự phát triển văn hóa nước nhà là Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên nhiều thông điệp và thực sự truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa nước nhà.

Hệ thống quan điểm về phát triển văn hóa và xây dựng con người của Tổng Bí thư được đúc kết trong các bài viết, bài phát biểu, thư…, được tập hợp trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, chắc chắn sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo, phát triển văn hóa trong giai đoạn sắp tới.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-8Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các văn nghệ sĩ và đại biểu tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản.

- Ông có thể chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lĩnh vực này?

Một kỷ niệm mà tôi nhớ và ấn tượng nhất là khi nói chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa đất nước trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, đó là Tổng Bí thư nói rất nhiều đến việc phải chấn hưng văn hóa nước nhà, để những giá trị văn hóa của đất nước được bảo tồn, phát huy hơn nữa trong bối cảnh mới.

Tổng Bí thư rất trăn trở việc thiếu vắng những tác phẩm văn học, nghệ thuật thể hiện được tầm vóc của sự nghiệp Đổi mới đất nước. Đó là những trăn trở rất đáng suy nghĩ đối với những người làm công tác văn hóa.

Đúng là so với những thành tựu đất nước đã đạt được trong chính trị, kinh tế, xã hội, lĩnh vực văn hóa còn cần phải nỗ lực rất nhiều không chỉ để xứng đáng với công sức các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, tạo dựng nền móng cho xã hội hôm nay, mà còn xứng đáng với những thành tựu như Tổng Bí thư từng nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay”.

Trong khi đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, hệ điều tiết cho sự phát triển của đất nước. Thế hệ chúng ta hôm nay cần quyết tâm, hành động nhiều hơn để thực hiện thành công những căn dặn của Tổng Bí thư đối với công cuộc chấn hưng văn hóa nước nhà.

Trân trọng cảm ơn PGS.TS Bùi Hoài Sơn!
Mai Loan (thực hiện)

Trí thức KHCN góp ý kiến gửi Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV

Sáng 17/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Một số ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho hay, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Công văn số 8830/MTTW-BTT ngày 26/8/2024 về việc báo cáo phản ánh, kiến nghị của Nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Tri thuc KHCN gop y kien gui Ky hop thu 8, QH khoa XV
 Ban chủ tọa điều hành Hội thảo. Ảnh: Nghĩa Đức.

Tin mới