“Đĩa” bí ẩn 5.000 năm tuổi được tìm thấy ở Ai Cập

Chiếc "đĩa" ba thùy bí ẩn này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, nó được làm từ đá và có niên đại ít nhất 5.000 năm tuổi.

Chiếc đĩa bí ẩn này thường được gọi là "Đĩa ba thùy của Ai Cập" hoặc "Đĩa Sabu". Đây là một cổ vật bí ẩn của người Ai Cập cổ đại được tìm thấy trong lăng mộ của Hoàng tử Sabu, một thống đốc của Vương triều thứ nhất và là con trai của Pharaoh Anedjib.
Đĩa Sabu bao gồm ba thùy cong hội tụ ở trung tâm, nó không giống bất kỳ cổ vật nào khác được tìm thấy ở Ai Cập cho đến nay. Được phát hiện tại Nghĩa địa Sakkara, nhóm lăng mộ lớn nhất của Ai Cập được xây dựng từ thời cổ đại.
Lăng mộ của Hoàng tử Sabu được ước tính có niên đại khoảng 3.000 năm trước Công nguyên trong thời kỳ đầu của triều đại Ai Cập cổ đại. Điều này khiến chiếc đĩa có tuổi đời ít nhất 5.000 năm!
“Dia” bi an 5.000 nam tuoi duoc tim thay o Ai Cap
Các nhà khảo cổ cho rằng các công cụ được sử dụng vào thời điểm đó được làm bằng đá và đồng, do đó việc đĩa Sabu có mức độ chính cao và được làm từ vật liệu mỏng manh như đá phiến là một điều không tưởng. Và đây chỉ là một trong những lý do khiến đĩa Sabu thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và những người khác.
Nhiều giả thuyết đã được đề xuất trong nhiều năm về chức năng của vật thể này. Ban đầu, chiếc đĩa bị coi là bình hoa, lư hương hay chỉ đơn giản là một vật trang trí. Tuy nhiên, điều này đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng khảo cổ và sử học.
Được nhà khảo cổ học nổi tiếng Walter B. Emery phát hiện vào ngày 10/1/1936, chiếc đĩa bí ẩn này có hình tròn và có đường kính khoảng 610 mm, cao khoảng 106 mm.
Nó được chế tác từ đá "Schist", một thuật ngữ được các nhà khảo cổ học sử dụng trong quá khứ để đề cập đến đá metasiltstone. Đây là một loại đá bột kết biến chất, ít bị nứt trong quá trình chạm khắc hơn đá gốc.
Tuy nhiên, nó lại có mức độ hoàn thiện rất cao, bởi vậy việc chế tác ra chiếc đĩa này chắc chắn phải đến từ một thợ thủ công lành nghề. Trong suốt lịch sử Ai Cập, có rất nhiều ví dụ về các bình chứa và các đồ vật khác có chạm khắc chữ tượng hình phức tạp được làm từ đà Schist, điều này cho thấy đây có lẽ là một loại vật liệu phổ biến trong quá khứ.
“Dia” bi an 5.000 nam tuoi duoc tim thay o Ai Cap-Hinh-2
Ngoài những giả thuyết được đề cập ở trên, các giả thuyết "chính thống" phổ biến hơn bao gồm: Đây là một công cụ trộn để trộn ngũ cốc, với thịt và nước, có lẽ cả trái cây. Hoặc có thể đây là thành phần của máy bơm nước cổ đại.
Như Adam Henessy đã chỉ ra, thật khó để có thể chứng minh hoặc phủ định điều này, mặc dù việc sử dụng nó như một máy bơm nước hoặc công cụ trộn trong một thời gian dài có thể là một thách thức do tính chất dễ vỡ của đá.
Tuy nhiên, chắc chắn có một số điểm tương đồng rõ rệt giữa đĩa Sabu và cánh quạt máy bơm hiện đại, như hình ảnh dưới đây. 
Theo đó, một nhà sử học nghiệp dư đã tạo ra một bản sao của đĩa Sabu từ máy in 3D nhằm chứng minh lý thuyết của riêng mình. Theo đó, đĩa Sabuy có thể chính là một "cánh quạt" cổ đại, một bộ phận của máy bơm ly tâm.
Khi được đặt trong vỏ và được đẩy với tốc độ cao qua trục trung tâm của nó, chiếc đĩa thực sự chứng tỏ hiệu quả cao trong việc bơm nước. Ngoài ra, khi quay mà không có vỏ để dẫn nước, đĩa sẽ tạo ra một dòng xoáy mạnh.
Những thí nghiệm này có thể gợi ý rằng các thùy gấp lại độc đáo và hình dạng hơi lõm của đĩa chắc chắn phục vụ cho một mục đích nhất định.
Nhưng chúng có thực sự liên quan đến nước không thì chưa ai có thể giải thích rõ ràng. Một số người tin rằng những hình dạng kỳ lạ đó là một phần của thứ gì đó hoàn toàn khác – giống như các công nghệ tiên tiến hơn.
Nhưng mô tả về đĩa Sabu được ghi lại ở Ai Cập chỉ xuất hiện trong một bức phù điêu từ năm 1500 trước Công nguyên, vào khoảng thời gian diễn ra cuộc xâm lược của người Hyksos vào năm 1640 trước Công nguyên.
Theo dòng thời gian của lịch sử, đây cũng chính là khoảng thời gian mà con người bắt đầu sử dụng bánh xe, điều này khiến đĩa Sabu trở thành một khám phá có khả năng mang tính cách mạng. Tuy nhiên, vật liệu đá phiến giòn được sử dụng cho đĩa lại không thể chịu được lực tác dụng như một bánh xe. Bởi vậy chắc chắn nó không phải là bánh xe.
“Dia” bi an 5.000 nam tuoi duoc tim thay o Ai Cap-Hinh-3
Theo một nghiên cứu gần đây, với những bằng chứng khoa học có cơ sở hơn. Nhà khảo cổ học Akio Kato, người đã nghiên cứu sâu rộng về lịch sử và khảo cổ học của Ai Cập cổ đại, gợi ý rằng đĩa Sabu có thể được sử dụng trong sản xuất bia. Nó chính là một cái cào nghiền để trộn và làm đều hỗn hợp ngũ cốc, nước nóng trong một hỗn hợp.
Kato chỉ ra hai quan sát ủng hộ ý tưởng này. Đầu tiên, phòng chôn cất của Hoàng tử Sabu chứa các đồ vật bao gồm bình đá hoặc gốm, dụng cụ bằng đá lửa hoặc đồng, hộp ngà voi, xương của hai con bò và mũi tên – hầu hết tất cả đều liên quan đến "thực phẩm" dành cho thế giới bên kia của Hoàng tử Sabu.
Do đó, thật tự nhiên khi đề xuất rằng chiếc đĩa Sabu chính là công cụ dành cho sản xuất bia, vốn được coi là "thực phẩm" đối với người Ai Cập cổ đại, nó quan trọng không kém bánh mì và cũng là nguồn cung cấp thiết yếu cho thế giới bên kia.
“Dia” bi an 5.000 nam tuoi duoc tim thay o Ai Cap-Hinh-4
Thứ hai, màu xám của đĩa hoạt động khá tốt trong việc phân biệt nó với vỏ màu nâu. Đĩa được tạo ra vào đầu thời đại đồ đồng và kim loại được sử dụng trong những ngày đó là đồng hoặc đồng thau. Nếu nó được làm bằng đồng hoặc đồng thau thì nó sẽ có màu nâu nên khó kiểm tra chất lượng.
Nghiên cứu cũng giải thích mức độ hiệu quả của ba thùy trên chiếc đĩa, nó cho phép trộn mịn các loại ngũ cốc với nước nóng mà không tạo ra bất kỳ xoáy hoặc bong bóng nào, đảm bảo quá trình nghiền đồng nhất với phân bố nhiệt độ đồng đều.
Một thực tế khác dường như ủng hộ lập trường của Kato là đĩa Sabu cói thể di chuyển lên xuống nhẹ nhàng khi cho vào nước. Chỉ cẩn tác động một lực nhỏ đã có thể tạo ra dòng nước, sau đó chính dòng chảy sẽ giúp đĩa di chuyển.
Theo đó đĩa Sabu có thể đã được sử dụng trong những thùng bia lớn, là một phần của nhà máy bia đại chúng lâu đời nhất được biết đến trên thế giới được tìm thấy tại khu chôn cất Hoàng gia Abydos, có từ khoảng năm 3.000 trước Công nguyên.

Phục lăn độ siêu tinh vi của công nghệ thời cổ đại

Ngay từ thời cổ đại hay trung đại, đã có những công nghệ vô cùng tinh vi xuất hiện khiến cho chính chúng ta, những người sống trong thời kỳ hiện đại cũng phải ngạc nhiên.

Phuc lan do sieu tinh vi cua cong nghe thoi co dai
 1. Đá mặt trời: Truyền thuyết kể lại rằng, những viên đá Mặt trời này đã giúp người Viking di chuyển đúng hướng trên biển mà không cần la bàn. Đá mặt trời hoạt động dựa trên một hiện tượng gọi là nguyên lý khử cực. 

Tại sao thi thể của tuẫn táng thời cổ đại lại vặn vẹo?

Trong quy định an táng dành cho Hoàng đế Trung Hoa thời cổ đại, tuẫn táng được coi là hủ tục tàn nhẫn và khốc liệt nhất. Nhiều biện pháp cưỡng ép man rợ đã được sử dụng để buộc phi tần phải tuẫn táng theo.

Nói đến hệ thống mai táng, chúng ta biết nó có lịch sử lâu đời. Có thể nói, hệ thống này bắt đầu từ xã hội nguyên thủy. Sau khi chủ nô chết, nhiều nô lệ sẽ được chôn cất theo chủ nô, những nô lệ này không có quyền lựa chọn.

Tai sao thi the cua tuan tang thoi co dai lai van veo?
 (Ảnh minh họa)

Tin mới