Địa ốc Phú Long muốn thoái toàn bộ 5,16 triệu cổ phiếu HDB

(Kiến Thức) - Địa ốc Phú Long là doanh nghiệp liên quan đến bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT HDBank.

CTCP Địa ốc Phú Long đăng ký bán toàn bộ hơn 5,16 triệu cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) trong thời gian giao dịch dự kiến từ 27/10-25/11 theo phương thức thỏa thuận.
Mục đích thực hiện giao dịch là chuyển dịch danh mục đầu tư trong nội bộ và tập đoàn.
Dia oc Phu Long muon thoai toan bo 5,16 trieu co phieu HDB
 Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT HDBank.
Được biết, Địa ốc Phú Long là doanh nghiệp liên quan đến bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT HDBank. Đây là công ty phát triển dự án bất động sản và là thành viên thuộc Tập đoàn Sovico Holdings do bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm Chủ tịch.
Hiện Sovico đang sở hữu hơn 290,6 triệu cổ phiếu HDB, tương đương tỷ lệ sở hữu 14,48% HDBank. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu gần 75 triệu đơn vị, tương đương 3,73% vốn HDBank…
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HDB hoà cùng xu hướng sụt giảm của toàn cổ phiếu ngân hàng, hiện HDB đang giảm về mức 24.500 đồng/cp, giảm hơn 18% so với mức đỉnh hồi đầu tháng 7.
Dù chưa công bố BCTC quý 3 nhưng mới đây, Ngân hàng cho biết, 9 tháng 2021, lợi nhuận đạt 82% kế hoạch cả năm, tương đương 5.919 tỷ đồng.
Cũng theo HDBank, tại thời điểm 30/9, dư nợ tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ kiểm soát thấp dưới 1%, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất ở mức 1,4%, đều thấp hơn cùng kỳ và ở nhóm thấp nhất toàn ngành.
Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng vượt 12.100 tỷ đồng, tăng 23,6%. Hệ số ROE đạt tới 24%, tăng mạnh so với mức 21,1% cùng kỳ năm trước. An toàn vốn, thanh khoản được đảm bảo với CAR (Basel II) đạt trên 13%.

ĐHĐCĐ HDBank: Chia cổ tức 25%, doanh thu phí bancassurance trên 1.000 tỷ

(Kiến Thức) - Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2021.
 

ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu chính: Tổng tài sản đạt 399.320 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020; huy động vốn đạt 359.851 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng lên 236.768 tỷ đồng, tăng 26% so với 2020. 

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25% so với 2019, lên 7.281 tỷ đồng. Các hệ số khả năng sinh lời ROA và ROE sẽ tiếp tục được giữ mức cao, lần lượt 1,62% và 21,1%.

HDBank xác định năm 2021 tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số, tự động hoá các quy trình trọng yếu nhằm gia tăng những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, tiết giảm chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 

HDBank ưu tiên phát triển mảng dịch vụ, trong đó, dư địa mảng bancassurance của HDBank còn lớn và nhiều đối tác bảo hiểm nhân thọ quốc tế đang mong muốn hợp tác độc quyền. Mảng thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác cũng có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tổng Giám đốc Phạm Quốc Thanh cho biết bancassurace là một lĩnh vực tiềm năng với dư địa còn rất lớn. Năm 2021, HDBank đặt kế hoạch doanh thu phí từ bancassurance trên 1.000 tỷ đồng.

Ông cho biết ngân hàng sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với các đối tác trong thời gian tới.

"Kế hoạch này vốn đã có trong năm trước nhưng do dịch COVID nên gặp khó khăn trong việc trao đổi hợp tác với đối tác. Tuy nhiên, các trao đổi vẫn đang tiếp diễn chúng tôi sẽ cố gắn chọn thời điểm thích hợp để chốt được hợp đồng để được mức giá tốt nhất cho ngân hàng", ông nói.

Đại hội cũng đã thông qua tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% từ lợi nhuận chưa phân phối 2020 sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đã kiểm toán và trích các quỹ theo quy định để tăng vốn điều lệ năm 2021.

Kết thúc quý 1/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 2.100 tỷ, tăng 68% so với quý 1/2020. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ vượt 1.800 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, HDBank sẽ trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho người lao động. Thời gian thực hiện kéo dài trong vòng 3 năm từ 2021 đến hết 2023 và được bán thành nhiều đợt.

Hiện số lượng cổ phiếu quỹ HDBank đang nắm giữ là gần 15,1 triệu cổ phiếu. Giá bán cổ phiếu sẽ do Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định theo từng thời kỳ. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành từng đợt phát hành. 

Cũng tại đại hội lần này, cổ đông HDBank cũng bàn về việc chấm dứt sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào HDBank.
Theo HDBank, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc, HDBank đã trình tiếp hồ sơ xin chấp thuận chính thức tại NHNN theo quy định. 
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên đến thời điểm hiện tại, NHNN vẫn chưa có chấp thuận chính thức việc sáp nhập PGBank và HDBank.
Do đó, các bên vẫn chưa thể hoàn thành dự án sáp nhập này. Bên cạnh đó, ngày 2/6/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, là cổ đông lớn nắm 40% vốn PGBank) đã gửi công văn tới HDBank cho biết sẽ thực hiện thoái vốn tại PGBank theo quy định trong trường hợp phương án sáp nhập không được chấp thuận trước ngày 31/8/2020.
Đồng thời, PGBank đã có đề nghị chấm dứt việc sáp nhập này vào ngày 22/2/2021.

HDBank: Tín dụng đạt hơn 9%, có thể lãi hơn 7.800 tỷ trong năm nay

(Kiến Thức) - Khi cân nhắc lo ngại về nợ xấu, VDSC tăng chi phí tín dụng dự báo cho giai đoạn 2021-2022 của Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank, HDB) lên 1,1%.

VDSC không đánh giá cao bộ đệm dự phòng của ngân hàng mẹ do duy trì ở mức thấp hơn tỷ lệ hình thành nợ xấu. Có thể sẽ có độ trễ nhất định trong việc hình thành nợ xấu, vốn được ước tính sẽ tăng trong Q4/2021.
Cùng với việc cơ sở tín dụng dự kiến sẽ mở rộng mạnh ở quý cuối cùng của năm 2021 trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, VDSC nghĩ rằng nợ tái cơ cấu và chi phí tín dụng sẽ gia tăng.

Tin mới