Dịch Covid-19 làm suy yếu phân khúc bất động sản bán lẻ và nghỉ dưỡng

(Vietnamdaily) - Bộ phận phân tích của Savills Việt Nam nhận định dịch Covid-19 làm suy yếu những triển vọng của thị trường bất động sản ở Việt Nam.

Theo Savills, thị trường chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng, sau đó tới văn phòng và bất động sản công nghiệp. Thị trường nhà ở cũng không hề được "miễn dịch" bởi đại dịch này.

Đối với thị trường bán lẻ, Covid-19 có thể đẩy nhanh xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến. Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu tư vấn của Savills TP HCM cho biết, hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ có tác động tiêu cực đến các cửa hàng truyền thống ở các trung tâm mua sắm, nhà phố.

Một số tác động gây ảnh hưởng dài hơn, có thể làm tăng tốc những thay đổi mang tính công nghệ trong cách sống, làm việc và mua sắm. Giá thuê sẽ có thay đổi dựa vào các điều kiện thị trường. Nhìn chung, các chủ đầu tư thương mại/chủ nhà sẽ cần xem xét những phương pháp hỗ trợ ngắn hạn cho các khách thuê.

Theo khảo sát của Savills, Covid-19 và Nghị định xử phạt rượu bia khiến doanh thu một số nhà hàng đã giảm lên đến 50% trong tháng 2 so với các tháng trước đó. Sự bùng phát dịch Covid-19 là bước ngoặt mà tại điểm này, các chủ kinh doanh ẩm thực đưa ra định hướng kinh doanh, trong khi chủ nhà phố cần xem xét điều chỉnh giá thuê phù hợp hơn.

Trong thời gian qua, nhiều khách thuê kinh doanh nhà hàng sau khi cân nhắc về doanh thu và chi phí vận hành đã phải quyết định dừng kinh doanh, trả mặt bằng khi hết hợp đồng. Một số khác vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh giữ chỗ thì tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê.

Dich Covid-19 lam suy yeu phan khuc bat dong san ban le va nghi duong
Nhiều của hàng ở quận 1 dừng kinh doanh, trả mặt bằng.

Đối với các nhà phố rao thuê tại các khu phố nổi tiếng về ẩm thực như Phan Xích Long (Phú Nhuận), Hồ Tùng Mậu và Ngô Đức Kế (quận 1), nguyên nhân khó tìm khách thuê trong thời điểm này chủ yếu là do yêu cầu thuê nguyên căn.

Thêm vào đó, thời hạn hợp đồng thuê dài có thể lên đến 10 năm tại các khu vực ngoài quận 1 cũng là yếu tố làm nhiều khách có nhu cầu thuê từ bỏ. Để thu hút khách thuê, chủ nhà cung cấp giá thuê giảm giá từ 10% đến 20% so với giá cuối năm 2019 hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách thuê mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn.

Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng có những động thái thương lượng hỗ trợ khách thuê về giá thuê; như miễn phí ít nhất 1 tháng thuê cho khách thuê kinh doanh nhà hàng hay giảm 30 - 50% giá thuê trong ngắn hạn đối với khối kinh doanh cửa hàng tiện ích (CVS).

Do vậy, để thu hút khách thuê, chuyên gia từ Savills khuyên các chủ cho thuê nhà kinh doanh cần giảm giá thuê từ 10% đến 20% so với giá cuối năm 2019 hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách thuê mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn.

Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng có động thái thương lượng hỗ trợ khách về giá thuê. Đơn cử, một số chủ nhà chấp nhận miễn phí ít nhất 1 tháng tiền thuê cho khách thuê kinh doanh nhà hàng hay giảm 30% đến 50% giá thuê trong ngắn hạn đối với khối kinh doanh cửa hàng tiện ích.

Ngoài ra, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19, chuyên gia Savills dự đoán các dự án bán lẻ hiện đại sẽ không tăng giá thuê, đồng thời các chủ đầu tư sẽ có động thái hỗ trợ khách thuê duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo tỷ lệ lấp đầy của dự án.

Một số nhà phát triển bất động sản bán lẻ cũng công bố sẽ triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho khách thuê với mức giảm khoảng từ 20-40%, tùy từng trường hợp và thời gian hỗ trợ linh động theo diễn biến của dịch bệnh.

Hưng Thịnh giảm hơn 40% giá thuê mặt bằng trong mùa dịch Covid-19

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Hưng Thịnh vừa triển khai Chương trình hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại (TTTM), nhằm hỗ trợ các đối tác trong mùa dịch Covid-19.

Hiện nay do dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, nên người dân hạn chế tới những nơi đông người, khiến các khu vực mua sắm, ăn uống giảm khách trầm trọng.

Công ty Phi Long 'vẽ bánh' ở Bình Chánh lừa đảo nhà đầu tư thế nào?

(VietnamDaily) - Công ty Phi Long bị tố "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến thông tin ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP HCM vừa giao UBND huyện Bình Chánh yêu cầu Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Phi Long (trước đây là Công ty CP Đầu tư Việt Nam) tự tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án ở xã Phong Phú, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi với Công an thành phố liên quan việc xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long trong việc thực hiện dự án (trong 10 ngày làm việc), để có cơ sở tham mưu đề xuất UBND TP thu hồi quyết định tạm giao đất của dự án này theo đúng quy định pháp luật.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?
 Nhiều băng rôn tố cáo Công ty Phi Long lừa đảo được treo trước trụ sở Công ty này. (Ảnh: VOV).
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã phát đi thông tin kêu gọi ông chủ Công ty Phi Long - Phạm Xuân Long (SN 1959, hộ khẩu thường trú tại phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM), đến làm việc để làm rõ các nội dung liên quan đến đơn tố giác các tổ chức, cá nhân về hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư và bán đất nền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện ông Long không có mặt tại địa chỉ thường trú.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?-Hinh-2
Phần lớn dự án Khu dân cư Nam - NamSài Gòn vẫn là bãi cỏ. (Ảnh: VNN).
Trong vụ án này, ông Phạm Xuân Long đã bị 3 Công ty gồm: Công ty CP An Đại Việt, Công ty CP Đầu tư thương mại I.N.G.E, Công ty cổ phần I.N.D.E và một số cá nhân tố cáo có hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư, bán đất nền tại 4 dự án như: Dự án Khu dân cư Phi Long 5 tại xã Bình Hưng; dự án Khu dân cư Hải Yến tại xã Bình Hưng; dự án khu dân cư Huy Hoàng tại xã Phong Phú, và dự án Khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn tại xã Phong Phú, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối với dự án khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn (xã Phong Phú), Công ty Phi Long "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.
Tương tự, với dự án Khu dân cư Huy Hoàng, năm 2002, Công ty Phi Long đầu tư dự án này được các cơ quan chức năng chấp thuận địa điểm, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, sau đó Công ty Phi Long không đủ khả năng tài chính, không triển khai dự án, chưa đền bù, giải phóng mặt bằng,…
Năm 2007, UBND huyện Bình Chánh ra thông báo thu hồi các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây và chấm dứt việc đồng ý chủ trương, chấp thuận địa điểm đối với Công ty Phi Long.
Tuy vậy, từ năm 2004-2005, bà Nguyễn Thị Kim Liên - Tổng giám đốc Công ty Phi Long vẫn ký 12 hợp đồng bán đất dưới dạng hợp tác đầu tư thu hơn 2,9 tỷ đồng. Những người mua đất tại dự án này đã nhiều lần liên hệ gửi đơn đến chủ đầu tư, yêu cầu giao đất, đòi quyền lợi nhưng không nhận được sự phản hồi từ chủ đầu tư và không được trả lại tiền.
Tại dự án Khu dân cư Phi Long 5, có phần diện tích đất công cộng để làm cây xăng, trạm xăng…chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng, Tuy nhiên, năm 2003, ông Nguyễn Trọng Hiệp thời điểm đó là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam vẫn ký hợp đồng bán 1.100m2 đất làm trạm xăng với giá hơn 3,5 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Thủy Ngần.
Bà Ngần sau đó chuyển nhượng lại khu đất cho Công ty I.N.D.E.. Tính đến nay, dự án đã điều chỉnh quy hoạch, không cho làm trạm xăng, khu đất này chuyển thành đất công cộng dự trữ. Công ty I.N.D.E. khiếu nại nhưng không nhận hồi âm.