Dịch tả lây lan: Cảnh báo cô nàng ôm ấp em ỉn mini chơi cảnh

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN-PTNT vừa yêu cầu tăng cường kiểm soát buôn bán, vận chuyển lợn cảnh mini bất hợp pháp ở nước ta.

Theo công văn của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), thời gian vừa qua, một số cơ quan truyền thông phản ánh về hiện tượng gia tăng buôn bán, vận chuyển lợn cảnh mini, nhiều khả năng lợn cảnh này đã được nhập lậu qua biên giới từ các nước láng giềng vào Việt Nam để tiêu thụ.
Trong khi đó, theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 16/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 113 ổ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 1,1 triệu con lợn; dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Dich ta lay lan: Canh bao co nang om ap em in mini choi canh
Bộ NN-PTNT đề nghị kiểm soát chặt việc buôn bán lợn cảnh mini qua biên giới. 
Công văn này cũng nêu rõ, tại Việt Nam, tính đến ngày 16/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 253 xã, 57 huyện của 18 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 26.807 con. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Theo Bộ NN-PTNT, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus bệnh ở mọi loại lợn (lợn nuôi, kể cả lợn cảnh và lợn rừng); lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Mặc dù bệnh này không lây sang người, nhưng hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị khi lợn mắc bệnh dịch tả lợn. châu Phi.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền cơ sở tập trung tổ chức tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung của Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai công tác chống dịch bệnh có hiệu quả, sớm kiểm soát được bệnh dịch này.
Đặc biệt, cần chỉ đạo tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển trái phép lợn cảnh mini qua biên giới; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép lợn cảnh mini không rõ nguồn gốc, lợn cảnh nhập lậu.

Điều tuyệt đối không được làm khi du lịch Đài Loan lúc này

(Kiến Thức) - Nếu bị phát hiện mang thịt lợn nhập cảnh vào Đài Loan, du khách Việt có thể bị phạt từ  6.500 USD đến 33.000 USD. Trong trường hợp không nộp đủ tiền phạt, du khách có thể bị từ chối cho nhập cảnh.

Theo thông báo của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Cục kiểm dịch và phòng dịch động thực vật thuộc Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) ra thông báo cho biết kể từ 0 giờ ngày 20/2/2019, tất cả các du khách xuất cảnh từ Việt Nam khi nhập cảnh Đài Loan (Trung Quốc), nếu bị phát hiện mang theo các chế phẩm từ thịt lợn sẽ bị phạt hành chính lần đầu là 200.000 Đài tệ (tương đương 6.500 USD).

Dịch tả lợn châu Phi: Bà nội trợ lo lắng chọn từng miếng thịt

(Kiến Thức) - Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng khiến khách hàng lo lắng và thận trọng hơn khi mua thịt. Nhiều bà nội trợ phải nghĩ đủ cách, xoay đủ kiểu để mua được miếng thịt sạch.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hiện dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại hơn 200 hộ trên khắp 7 tỉnh, thành phố, tiêu hủy hơn 4 nghìn con lợn, khoảng 300 tấn thịt lợn.
dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn...Những bệnh này gây nguy hiểm cho con người khi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh hay thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.
Trước những thông tin về dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, thị trường thịt lợn tại Hà Nội đã chịu ảnh hưởng rõ rệt vì nhiều khách thận trọng hơn khi mua, thậm chí không ít người tạm thời hạn chế ăn thịt lợn thời điểm này.
Theo quan sát của PV Kiến Thức tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội, sản lượng và giá thịt lợn đã giảm khá nhiều trong những ngày qua. Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ sạp bán thị lợn tại chợ Phùng Khoang (Từ Liêm - Hà Nội) cho biết, giá thịt lợn đang dao động khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg, giảm khoảng 10% so với trước. Tuy nhiên, đây không phài là điều khiến các tiểu thương đau đầu, mà vấn đề đáng nói hơn là dù giá giảm nhưng lượng người mua không vì thế mà tăng lên. Ngược lại, khách mua hàng cũng giảm rõ rệt so với trước khi có dịch. "Chắc thời điểm này nhiều người có tâm lý ngại ăn thịt lợn vì sợ bị lợn bệnh trà trộn. Bên cạnh đó, có khách lại chuyển sang mua thịt ở siêu thị hay những cửa hàng thực phẩm để mua được thịt sạch. Vì thế, nhiều quầy bán thịt lợn tại chợ rất ế ẩm. Điều này làm chúng tôi rất lo", bà Hiền nói.
Dich ta lon chau Phi: Ba noi tro lo lang chon tung mieng thit
Nhiều sạp thịt lợn vắng khách dù đã quá giờ trưa. 
Chị Nguyễn Thị Phú, tiểu thương bán thịt lợn tại đây cho biết thêm, dịch bệnh đã khiến khách hàng thận trọng hơn khi mua thịt: "Khách hàng thường hỏi xem thịt lợn đã được kiểm dịch chưa? Thậm chí có khách còn chi chọn mua những miếng thịt có đóng dấu mực in của cơ qua kiểm dịch".
Dich ta lon chau Phi: Ba noi tro lo lang chon tung mieng thit-Hinh-2
Chị Nguyễn Thị Phú cho biết, nhiều khách hàng chỉ mua thịt lợn có kiểm dịch.
Tại chợ Khương Đình (Thanh Xuân - Hà Nội) cũng có biến động tương tự. Chị Vũ Thị Nguyệt, chủ sạp bán thịt lợn tại chợ Khương Đình cho biết, sau khi có dịch bệnh, giá thịt lợn đã giảm khoảng 10%. Nhiều khách hàng tỏ ra e ngại về chất lượng thịt lợn. "Trước đây mỗi ngày tôi bán khoảng 1 con lợn thịt, nhưng khi có dịch bệnh, tôi chỉ bán được khoảng nửa con", chị Nguyệt cho biết. Theo chị Nguyệt, ngay cả nhiều khách quen của chị cũng vắng bóng. Chị Nguyệt cho rằng điều này cũng dễ hiểu, vì chính chị cũng phải rất thận trọng khi mua thịt lợn thời điểm này.
Trong khi giới tiểu thương lo lắng vì không bán được nhiều hàng thì các bà nội trợ cũng đau đầu mỗi khi mua thịt lợn, khi mà dịch bệnh tả lợn châu Phi đang hoành hành. Nhiều người tiết lộ, họ phải tìm mọi cách, xoay đủ kiểu để mua được thịt lợn đảm bảo sạch, chất lượng.
 Chị Nguyễn Thị Trang (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết, khoảng một tuần nay, mâm cơm nhà chị đã vắng bóng món thịt lợn. Thay vào đó là các món khác như tôm, cá, mực... "Biết được thông tin về dịch bệnh tả châu Phi, tôi đã khá lo lắng. Trong khi chưa tìm được nơi thực sự yên tâm để mua thì tôi chọn cách hạn chế sử dụng thịt lợn chế biến món ăn. Trước đây, thỉnh thoảng tôi vẫn dùng mỡ lợn để nấu thức ăn thì nay tôi đã hoàn toàn thay bằng dầu thực vật", chị Trang nói.

Vietnam Airlines khuyến cáo: Không mang thịt lợn nhập cảnh nhiều nước lúc này

(Kiến Thức) - Sau khi Việt Nam trở thành nước thứ ba phát hiện dịch tả lợn châu Phi, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã siết chặt các quy định về thực phẩm của hành khách Việt khi nhập cảnh qua quốc gia của họ.

Sau khi dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại Việt Nam, nhiều quốc gia siết chặt hơn với hành khách khi nhập cảnh.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, từ ngày 20/2, tất cả du khách xuất cảnh từ Việt Nam khi nhập cảnh Đài Loan (Trung Quốc), nếu bị phát hiện mang theo các chế phẩm từ thịt lợn sẽ bị phạt hành chính lần đầu là 200.000 đài tệ (tương đương 6.500 USD). Hành khách vi phạm lần hai sẽ bị nâng mức phạt lên một triệu đài tệ (tương đương 33.000 USD). Trong trường hợp không nộp đủ tiền phạt, hành khách sẽ bị cơ quan di trú Đài Loan từ chối nhập cảnh.

Tin mới