Dịch tả lợn châu Phi lan 21 tỉnh thành, tiêu hủy gần 65.000 con lợn

Thủ tướng vừa có quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi (ASF) do Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường làm trưởng Ban.

Dịch tả lợn châu Phi lan 21 tỉnh thành, tiêu hủy gần 65.000 con lợn
Sáng 26/3, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi đã cuộc họp đầu tiên ra mắt với sự tham gia của nhiều bộ ngành. Tuy nhiên, trong cuộc họp đầu tiên, đại diện của các thành viên đóng vai trò quan trọng hỗ trợ phòng chống dịch như: Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia…đã vắng mặt.
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến chiều 25/3 bệnh ASF đã xảy ra ở 447 xã, 84 huyện tại 21 tỉnh thành với tổng lợn bị tiêu hủy gần 65.000 con.
Các địa phương đã xuất hiện dịch ASF là: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu và Bắc Giang.
Trong đó, ổ dịch lớn nhất đã xảy ra ở trang trại tại Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên, với 4.500 con bị tiêu hủy. Hiện Thái Bình có số lợn bị tiêu hủy lợn nhất với 32.400 con, tiếp đó là Hưng Yên trên 11.600 con, Hải Phòng gần 11.000 con.
Theo Cục Thú y, virus ASF có sức đề kháng cao, có thể tồ tại trong xác động vật, trong thịt và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, dăm bông, salami…vài chục ngày đến 1.000 ngày (thịt động lạnh).
Virus ASF có khả năng chịu được nhiệt 56°C trong 70 phút, ở 70°C trong 20 phút, ở 100°C trong 1 phút. Vi rút có thể tồn tại trong môi trường có độ pH từ 3,5 - 11,5 và ở các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, quần áo của người chăn nuôi trong nhiều ngày.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng NN&PNTT, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống bệnh ASF cho rằng, trước mắt cần xác định “sống chung” với bệnh ASF, thực hiện quyết liệt các biện pháp trước mắt, cũng như lâu dài là nghiên cứu vaccine.
Theo ông, dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm, xuất hiện trên thế giới từ năm 1921 đến nay, nhưng vẫn chưa có vaccine.
Dich ta lon chau Phi lan 21 tinh thanh, tieu huy gan 65.000 con lon
Cần áp dụng các biện pháp biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt để bảo vệ đàn lợn trước dịch tả lợn châu Phi nguy cơ lan rộng 
Hiện bệnh ASF đã lan tới hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các nước xung quanh Việt Nam, từ các nguồn tin chính thức và không chính thức đều đã xuất hiện bệnh ASF.
Đặc biệt là tại Trung Quốc, bệnh ASF dịch xuất hiện tại 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 1,1 con lợn. Trung Quốc cũng đã phải chi trên 1 tỷ USD cho công tác phòng, chống dịch bệnh này.
Theo ông Cường, Việt Nam có khoảng 30 triệu con lợn, với tổng lượng thịt lợn cung cấp hàng năm trên 4 triệu tấn. Tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ trong nước (khoảng 2,5 triệu hộ) vẫn chiếm khoảng 55% tổng đàn lợn. Còn lại với 45% là từ các trang trại, tuy vậy, không phải trang trại nào cũng được trang bị hiện đại để phòng chống dịch bệnh.
Lưu ý đến nhóm trang trại, Bộ trưởng Cường lưu ý, phải đảm bảo cho nhóm này chăn nuôi an toàn sinh học nhất, lớp lang nhất có thể.
“Các cơ quan chỉ đạo phòng chống dịch phải dùng điện thoại, vì đi lại nhiều khả năng lây nhiễm rất nguy hiểm. Nếu để dịch lây lan vào nhóm trang trại, thì không lấy đâu ra giống mà tái đàn”- Bộ trưởng cảnh báo.
Về nghiên cứu, sản xuất vaccine, Bộ trưởng cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện Đề án nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ, đặc điểm của virus bệnh ASF và vaccine phòng bệnh ASF, kể cả trường hợp liên kết với quốc tế, mua công nghệ sản xuất hoặc mua vắc xin (nếu có sẵn).
Bộ trưởng Cường cũng khẳng định, bệnh dịch tả lợn châu Phi chỉ nguy hiểm trên đàn lợn, nhưng không ảnh hưởng đến người và các loại vật nuôi khác, vì thế, cần tuyên truyền để người tiêu dùng không quay lưng, tẩy chay thịt lợn, nếu không sẽ "giết chết” cả một ngành hàng.

Lào Cai nỗ lực phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn bệnh dịch này.

Lào Cai nỗ lực phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch vào tỉnh Lào Cai là rất cao, do đó tỉnh đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Lào Cai; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn tập, thực hành ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi. UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố của tỉnh tích cực chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn; cấp kinh phí in ấn tờ rơi, áp phích tuyên truyền ngăn chặn bệnh dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát tại vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển lợn và sản phẩm từ địa phương khác và từ Trung Quốc vào địa bàn; tuyên truyền hướng dẫn nhân dân áp dụng đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn.

Lao Cai no luc phong, chong dich ta lon chau Phi
Diễn tập ứng phó dịch bệnh. 
Đặc biệt, kể từ ngày 6/3, tỉnh Lào Cai đã thành lập 4 tổ, chốt kiểm soát liên ngành kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn tỉnh. Cụ thể, tỉnh Lào Cai đã thành lập 3 tổ kiểm soát có sự tham gia của các cơ quan chức năng thực hiện việc chốt chặn, kiểm soát tại các điểm là: (1) Trạm thu phí nút giao đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tại thôn Vàng 1, xã Xuân Giao, Bảo Thắng; (2) Trạm thu phí nút giao đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại thôn Ngầm Thỉn, xã Tân Thượng, Văn Bàn; (3) Tổ kiểm soát cơ động tại 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và chốt kiểm soát liên ngành tại Km 78, Quốc lộ 70, thuộc Bản 4, xã Long Phúc, huyện Bảo Yên.

Thời gian hoạt động của các tổ, chốt kiểm dịch bắt đầu từ ngày 6/3/2019 cho đến khi có chủ trương mới của tỉnh. Thời gian trực được thực hiện 24/24h, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ và thường xuyên báo cáo tình hình về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Các lực lượng công an, quản lý thị trường, UBND các huyện, thành phố, cơ quan thú y... đều phải cử cán bộ tham gia các tổ, chốt kiểm soát. Những tổ, chốt này được phép tạm dừng các phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh theo chức năng được phân công tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mang các sản phẩm từ thịt lợn vào tỉnh mà không được kiểm soát, nghiêm cấm vận chuyển lợn từ các tỉnh có dịch vào tỉnh; tập trung tuyên truyền hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện rắc vôi bột khử trùng chuồng trại, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, biện pháp phòng chống dịch; hạn chế tái đàn để tránh mầm bệnh xâm nhập vào; tiến hành họp và cam kết với chủ cơ sở giết mổ, Ban quản lý các chợ thực hiện tốt việc quản lý chất lượng nguồn thực phẩm; cập nhật hàng ngày tình hình dịch bệnh; các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Toàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để dịch bệnh không lan vào tỉnh.

Quảng Trị: Lập chốt trên Quốc lộ 1A để ngăn dịch tả heo châu Phi

(Kiến Thức) - Trước diễn biến khó lường của dịch tả lợn châu Phi, Sở NN-PTNT Quảng Trị có tờ trình gửi UBND tỉnh này về việc xin thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên QL1A và đường Hồ Chí Minh nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh.

Quảng Trị: Lập chốt trên Quốc lộ 1A để ngăn dịch tả heo châu Phi
Sở NN-PTNT Quảng Trị vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh này về việc xin thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên QL1A (tại xã Vĩnh Chấp) và đường Hồ Chí Minh (tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch tả lợn châu Phi do vận chuyển heo từ vùng dịch vào các tỉnh phía Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.
Đồng thời tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn lưu thông trên tuyến đường QL1A và tuyến đường Hồ Chí Minh.

Hà Nội tiếp tục có thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết Hà Nội đã có thêm 1 ổ dịch tả lợn Châu Phi. Dịch cũng đã lây lan đến hai địa phương là Điện Biên và Hòa Bình, nâng tổng số tỉnh có dịch tả lợn Châu Phi lên 9 tỉnh.

Hà Nội tiếp tục có thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi
Ngày 5/3, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên đàn lợn 10 con của một hộ chăn nuôi tại xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội với các biểu hiện của dịch tả lợn Châu Phi.

Tin mới