Chuyện "hét giá", "chặt chém" dường như đã là thông lệ mỗi khi Tết đến, xuân về. Các dịch vụ như ăn uống, gửi xe, rau xanh, hoa quả,... đều tăng giá mạnh; có nơi hét giá gấp 3 - 4 lần...
Bơm lốp xe: 10.000 đồng
Theo khảo sát của PV báo điện tử VTC News, dịch vụ dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm nay vẫn tăng mạnh. Tại Hà Nội, giá các loại dịch vụ cũng tăng chóng mặt.
Chuyện "hét giá", "chặt chém" dường như đã là thông lệ mỗi khi Tết đến, xuân về. Các dịch vụ như ăn uống, gửi xe, rau xanh, hoa quả... đều tăng giá mạnh. |
Cũng theo khảo sát của PV, dịch vụ ngày Tết ở các khu vực Hoàn Kiếm, Đống Đa là đắt đỏ nhất, sau đó lan sang các vùng Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy,...
Đơn cử, giá một bát bún riêu tại khu vực Bạch Mai - Trương Định (Hai Bà Trưng) có giá từ 40.000 - 50.000 đồng/bát, tăng gấp đôi so với ngày thường. Ở khu vực Khâm Thiên, Xã Đàn (Đống Đa), Hàng Da (Hoàn Kiếm), giá bán tăng lên từ 50.000 - 80.000 đồng/bát, tăng gấp 3 lần ngày bình thường; thậm chí có người còn kêu bị "chặt chém" tới 100.000 đồng/bát bún.
Bát bún riêu 50.000 đồng ngày Tết. |
Một trong những "điểm đen" về nạn chặt chém ngày Tết là dịch vụ gửi xe. Vào hôm 30 Tết Âm lịch, giá gửi xe máy tại khu vực Bờ hồ Hoàn Kiếm có nơi lên tới 50.000 đồng/chiếc/lần và 200.000 đồng/chiếc/lần đối với ô tô. Hầu như vỉa hè đều được các hộ kinh doanh chiếm dụng để cung cấp dịch vụ cho khách bộ hành.
Anh Thanh Phong, một du khách miền Nam lần đầu tiên đón Giao thừa ở Hà Nội đã phải hoảng hốt vì dịch vụ gửi xe đắt tới 10 lần: "Chưa bao giờ, tôi gửi 50.000 đồng cho một chiếc xe máy".
Một hộ cung cấp dịch vụ này ở ngay đầu ngã tư Hai Bà Trưng - Hàng Bài cho biết, chỉ 1 đêm 30 đã có gần 300 lượt gửi xe. Tức là, một đêm, hộ dân này kiếm được 10 triệu đồng.
Giá 50.000 đồng/chiếc xe máy được gửi tại Bờ hồ Hoàn Kiếm. |
Vào những ngày mùng 1, mùng 2 cho tới hết mùng 5, dịch vụ gửi xe tại các địa điểm tâm linh như chùa chiền, đền, miếu, đình,... cũng tăng gấp 6 lần. Cụ thể, giá gửi xe máy dao động trong khoảng 10.000 - 20.000 đồng/chiếc và 50.000 - 100.000 đồng cho ô tô.
Chưa dừng tại đó, một số địa điểm trông xe kiêm luôn dịch vụ vá xe, bơm lốp cho khách hàng chẳng may hỏng hóc giữa đường. Tuy nhiên, chi phí để bơm 1 lốp xe lên tới 10.000 đồng sẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Anh Chí Duy cho biết: "Tôi có đi Tổ đình Phúc Khánh ở Ngã Tư Sở và gửi xe ngay bên kia đường. Giá gửi xe là 20.000 đồng/chiếc, tuy nhiên, chẳng may xe có dấu hiệu xịt lốp nên nhờ ông trông xe bơm hộ uông. Nghĩ đâu chỉ vài nghìn đồng, nhưng ông này nhất định lấy 10.000 đồng/lốp".
Dịch vụ vận tải là một trong những ngành nghề hét giá nhất nhì tại Việt Nam, hiếm có loại hình dịch vụ nào có thể tăng giá tới 100% như vận tải hành khách.
Cụ thể, vào những ngày trước Tết, các quãng đường từ Hà Nội đi các tỉnh/thành phố với quãng đường trên dưới 500km đã tăng khoảng 40 - 60%. Ngày mùng 5 Tết, ở chiều ngược lại cũng có mức giá tăng tương tự.
Chưa dừng tại đó, một số địa điểm trông xe kiêm luôn dịch vụ vá xe, bơm lốp cho khách hàng chẳng may hỏng hóc giữa đường. |
Theo khảo sát của PV, các tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh tăng thêm 20.000 - 50.000 đồng. Các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Yên Bái, Hà Nội - Lạng Sơn tăng 50.000 - 100.000 đồng, tùy từng hãng và từng ngày.
Các tuyến đi miền Trung và miền Nam còn tăng mạnh hơn nữa. Cụ thể, tuyến Hà Nội - Quảng Trị tăng gấp đôi từ 200.000 đồng ngày thường, lên 400.000 - 450.000 đồng ngày Tết; Hà Nội - Đà Nẵng; Hà Nội - Huế tăng gấp rưỡi... Đây không phải là chuyện hiếm gặp vào ngày Tết.
Ngao ngán vì đến hẹn lại tăng giá
Theo quan điểm của bác Hoàng Hiệp, một cán bộ hưu trí tại Bạch Mai (Hà Nội), ngày Tết đã không còn nhiều ý nghĩa nữa: "Ngày Tết bây giờ không còn vui vẻ như ngày xưa nữa. Khi tình người giờ phải đánh đổi bằng lợi nhuận".
"Tất nhiên, việc kinh doanh "thuận mua vừa bán", nhưng nếu một người kinh doanh có tâm không nên lợi dụng ngày Tết để kiếm lời, mà có đi chăng nữa thì nên tăng ít thôi. Việc tăng giá gấp 3, gấp 4, thậm chí gấp 10 lần, liệu có ai chấp nhận được hay không?", bác Hiệp lắc đầu ngao ngán.
40.000 đồng/cốc trà chanh ở khu vực Bờ hồ Hoàn Kiếm. |
Anh Chí Duy nhận định: "Chặt chém ngày Tết đã gần như là truyền thống qua mỗi năm. Tuy nhiên, cũng chính vì ngày Tết, khách hàng cũng có phần dễ tính hơn. Họ chấp nhận bị chặt chém để vừa lòng cả đôi bên".
"Việc chặt chém chỉ xảy ra vào những ngày Tết, tuy nhiên năm nào cũng thế đã khiến người dân búc xúc. Nếu xét nhìn nhận dài hạn, việc tiếp diễn nạn chặt chém ngày Tết sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bộ mặt du lịch của Thủ đô", anh Duy nói.
Vào mùng 6 Tết, chậm nhất là mùng 8, giá của tất cả các mặt hàng "chặt chém, hét giá" sẽ trở lại giá trị thực của nó. Bởi lẽ, đây là thời điểm các trường học, bệnh viện, công nhân viên chức bắt đầu ngày làm việc đầu tiên sau nghỉ lễ. Các dịch vụ kinh doanh cũng bắt đầu hoạt động trở lại.