Điểm 10 máy bay cường kích nguy hiểm nhất thế giới (1)

Điểm 10 máy bay cường kích nguy hiểm nhất thế giới (1)

(Kiến Thức) - Máy bay cường kích Su-34, Su-24 hay F-15 luôn là nổi khiếp sợ đối với bất cứ lực lượng mặt đất nào khi đối đầu với chúng.

Xem toàn bộ ảnh
Đứng đầu top 10  máy bay cường kích do tờ Military-Today bình chọn là mẫu F-15E Eagle của Không quân Mỹ. Dù được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng mẫu máy bay này vẫn có thể tấn công mặt đất với khả năng mang các loại bom thông minh. Những chiếc F-15 đầu tiên được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1974 để thay thế cho những chiếc tiêm kích-bom chiến thuật F-111.
Đứng đầu top 10 máy bay cường kích do tờ Military-Today bình chọn là mẫu F-15E Eagle của Không quân Mỹ. Dù được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng mẫu máy bay này vẫn có thể tấn công mặt đất với khả năng mang các loại bom thông minh. Những chiếc F-15 đầu tiên được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1974 để thay thế cho những chiếc tiêm kích-bom chiến thuật F-111.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, F-15 đã tham gia hầu như mọi cuộc chiến của Quân đội Mỹ từ năm 1980 cho tới nay. Nó không chỉ hoạt động trong Không quân Mỹ mà còn được xuất khẩu cho một số quốc gia đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, Israel, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, F-15 đã tham gia hầu như mọi cuộc chiến của Quân đội Mỹ từ năm 1980 cho tới nay. Nó không chỉ hoạt động trong Không quân Mỹ mà còn được xuất khẩu cho một số quốc gia đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, Israel, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.
F-15E được xem là biến thể hiện đại nhất trong các dòng F-15 từng được phát triển nó khả năng chiếm ưu thế trên không tuyệt vời, bên cạnh đó là khả năng tấn công mặt đất. Với 11 giá treo vũ khí và có thể mang theo tới 7.3 tấn vũ khí các loại từ tên lửa không đối không, không đối đất, cho đến tên lửa chống hạm. Với hai động cơ phản lực Pratt & Whitney F200 giúp nó có thể dễ đạt tới tốc độ 2.665km/h với tầm hoạt động hiệu quả là gần 2.000km.
F-15E được xem là biến thể hiện đại nhất trong các dòng F-15 từng được phát triển nó khả năng chiếm ưu thế trên không tuyệt vời, bên cạnh đó là khả năng tấn công mặt đất. Với 11 giá treo vũ khí và có thể mang theo tới 7.3 tấn vũ khí các loại từ tên lửa không đối không, không đối đất, cho đến tên lửa chống hạm. Với hai động cơ phản lực Pratt & Whitney F200 giúp nó có thể dễ đạt tới tốc độ 2.665km/h với tầm hoạt động hiệu quả là gần 2.000km.
Vị trí thứ hai trong top 10 của Military-Today là gương mặt hoàn toàn mới nhưng lại tâm điểm chú ý của giới phân tích quân sự trong suốt thời gian qua - máy bay ném bom hay là máy bay cường kích Su-34 “thú mỏ vịt” của Không quân Nga. Nó được thiết kế để thay thế máy bay ném bom Su-24 và tiêm kích Su-27 đã lỗi thời của Không quân Nga hiện tại.
Vị trí thứ hai trong top 10 của Military-Today là gương mặt hoàn toàn mới nhưng lại tâm điểm chú ý của giới phân tích quân sự trong suốt thời gian qua - máy bay ném bom hay là máy bay cường kích Su-34 “thú mỏ vịt” của Không quân Nga. Nó được thiết kế để thay thế máy bay ném bom Su-24 và tiêm kích Su-27 đã lỗi thời của Không quân Nga hiện tại.
Su-34 được Không quân Nga đưa vào trang bị từ năm 2014 và cho tới thời điểm hiện tại đã có tổng cộng 76 chiếc được đưa vào hoạt động. Một chiếc Su-34 được trang bị tới 12 giá treo vũ khí, nó có thể mang hầu hết các loại tên lửa của Không quân Nga hiện nay, kể cả tên chống hạm với khả năng mang theo từ 8-12 tấn vũ khí các loại.
Su-34 được Không quân Nga đưa vào trang bị từ năm 2014 và cho tới thời điểm hiện tại đã có tổng cộng 76 chiếc được đưa vào hoạt động. Một chiếc Su-34 được trang bị tới 12 giá treo vũ khí, nó có thể mang hầu hết các loại tên lửa của Không quân Nga hiện nay, kể cả tên chống hạm với khả năng mang theo từ 8-12 tấn vũ khí các loại.
Giống như hầu hết các dòng máy bay chiến đấu do Sukhoi phát triển, Su-34 vừa có thể đảm nhiệm vai trò tấn công mặt đất và cả không chiến với hệ thống radar tích hợp tiên tiến. Su-34 có thể bay đạt tới tốc độ lên tới gần 2.000km/h với phạm vi hoạt động hiệu quả là hơn 1.000km trong điều kiện tác chiến.
Giống như hầu hết các dòng máy bay chiến đấu do Sukhoi phát triển, Su-34 vừa có thể đảm nhiệm vai trò tấn công mặt đất và cả không chiến với hệ thống radar tích hợp tiên tiến. Su-34 có thể bay đạt tới tốc độ lên tới gần 2.000km/h với phạm vi hoạt động hiệu quả là hơn 1.000km trong điều kiện tác chiến.
Vị trí thứ 3 trong danh sách máy bay cường kích thuộc về chiếc Panavia Tornado - “lão tướng” của không quân Châu Âu, nó được gọi như vậy vì Panavia Tornado được phát triển và chế tạo bởi liên doanh quốc phòng giữa 3 quốc gia là Anh, Đức và Italy. Và sau gần 40 năm đưa vào trang bị Panavia Tornado vẫn là dòng máy bay tấn công mặt đất chủ lực của không quân nhiều nước Châu Âu.
Vị trí thứ 3 trong danh sách máy bay cường kích thuộc về chiếc Panavia Tornado - “lão tướng” của không quân Châu Âu, nó được gọi như vậy vì Panavia Tornado được phát triển và chế tạo bởi liên doanh quốc phòng giữa 3 quốc gia là Anh, Đức và Italy. Và sau gần 40 năm đưa vào trang bị Panavia Tornado vẫn là dòng máy bay tấn công mặt đất chủ lực của không quân nhiều nước Châu Âu.
Khoảng 1.000 chiếc Panavia Tornado đã được chế tạo trong giai đoạn từ những năm 1970 cho đến 1998 và chúng vẫn còn hoạt động trong Không quân Đức, Italy và Hoàng gia Anh.
Khoảng 1.000 chiếc Panavia Tornado đã được chế tạo trong giai đoạn từ những năm 1970 cho đến 1998 và chúng vẫn còn hoạt động trong Không quân Đức, Italy và Hoàng gia Anh.
Panavia Tornado hầu như có thể hoạt động như một máy bay tấn công đa nhiệm như đánh chặn trên không, tấn công mặt đất, chống hạm cho tới tiêu diệt các hệ thống phòng không của đối phương và cuối cùng là trinh sát đường không. Panavia Tornado có thể mang theo tới 9 tấn vũ khí các loại, với tốc độ bay tối đa có thể đạt tới 2.236km/h và có phạm vi tác chiến hiệu quả là 1.390km.
Panavia Tornado hầu như có thể hoạt động như một máy bay tấn công đa nhiệm như đánh chặn trên không, tấn công mặt đất, chống hạm cho tới tiêu diệt các hệ thống phòng không của đối phương và cuối cùng là trinh sát đường không. Panavia Tornado có thể mang theo tới 9 tấn vũ khí các loại, với tốc độ bay tối đa có thể đạt tới 2.236km/h và có phạm vi tác chiến hiệu quả là 1.390km.
Ở vị trí thứ tư là cái tên khá quen thuộc F/A-18F Super Hornet mẫu tiêm kích trên hạm chủ lực của Hải quân Mỹ hiện tại, về cơ bản F/A-18F có thiết kế tương tự phiên bản F/A-18E trước đó tuy nhiên nó lại là biến thể hai chỗ ngồi. Trong khi đó về mặt trang bị cơ bản F/A-18F hoàn toàn không quá khác biệt so với F/A-18E và nó nằm trong biên chế của cả Hải quân lẫn lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
Ở vị trí thứ tư là cái tên khá quen thuộc F/A-18F Super Hornet mẫu tiêm kích trên hạm chủ lực của Hải quân Mỹ hiện tại, về cơ bản F/A-18F có thiết kế tương tự phiên bản F/A-18E trước đó tuy nhiên nó lại là biến thể hai chỗ ngồi. Trong khi đó về mặt trang bị cơ bản F/A-18F hoàn toàn không quá khác biệt so với F/A-18E và nó nằm trong biên chế của cả Hải quân lẫn lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
F/A-18F là một trong những dòng máy bay tấn công yêu thích của Hải quân Mỹ trong các không kích diễn ra vào ban đêm và nó luôn được xem là mũi tên tiên phong trong mọi chiến dịch quân sự. Mỗi chiếc F/A-18F có thể mang theo tối đa 8 tấn vũ khi các loại với 11 giá treo vũ khí, nó có thể mang theo hầu hết các loại tên lửa không đối không lẫn không đối đất của Quân đội Mỹ kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.
F/A-18F là một trong những dòng máy bay tấn công yêu thích của Hải quân Mỹ trong các không kích diễn ra vào ban đêm và nó luôn được xem là mũi tên tiên phong trong mọi chiến dịch quân sự. Mỗi chiếc F/A-18F có thể mang theo tối đa 8 tấn vũ khi các loại với 11 giá treo vũ khí, nó có thể mang theo hầu hết các loại tên lửa không đối không lẫn không đối đất của Quân đội Mỹ kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Với hai động cơ phản lực General Electric F414 -GE-400, F/A-18F có thể đạt tới vận tốc gần 2.000km/h với phạm vi chiến đấu hiệu quả là hơn 1.400km. Dù khá kỳ vọng vào chương trình phát triển F-35 nhưng Quân đội Mỹ vẫn đang xem xét việc nâng cấp phi đội F/A-18F của nước này khi mà trong bối cảnh chi phí bị cắt giảm hiện tại và số tiền mua mới những chiếc F-35 lớn hơn rất nhiều so với việc hiện đại hóa F/A-18F.
Với hai động cơ phản lực General Electric F414 -GE-400, F/A-18F có thể đạt tới vận tốc gần 2.000km/h với phạm vi chiến đấu hiệu quả là hơn 1.400km. Dù khá kỳ vọng vào chương trình phát triển F-35 nhưng Quân đội Mỹ vẫn đang xem xét việc nâng cấp phi đội F/A-18F của nước này khi mà trong bối cảnh chi phí bị cắt giảm hiện tại và số tiền mua mới những chiếc F-35 lớn hơn rất nhiều so với việc hiện đại hóa F/A-18F.
Đứng vị trí thứ 5 trong top 10 của Military-Today là máy bay ném bom Su-24 Fencer của Không quân Nga. Dù được thiết kế và đưa vào trang bị từ thời Liên Xô, Su-24 hầu như vẫn giữ nguyên vai trò của mình trong Không quân Nga với khả năng tấn công tầm xa lẫn tầm gần hiệu quả nhất trong các dòng tiêm kích bom từng được Liên Xô chế tạo.
Đứng vị trí thứ 5 trong top 10 của Military-Today là máy bay ném bom Su-24 Fencer của Không quân Nga. Dù được thiết kế và đưa vào trang bị từ thời Liên Xô, Su-24 hầu như vẫn giữ nguyên vai trò của mình trong Không quân Nga với khả năng tấn công tầm xa lẫn tầm gần hiệu quả nhất trong các dòng tiêm kích bom từng được Liên Xô chế tạo.
Xét về khả năng tác chiến, Su-24 hoàn toàn có thể vượt mặt các đối thủ đầy tên tuổi như F-111 của Mỹ hay Panavia Tornado của châu Âu cùng thời với nó. Tuy nhiên tạo nên tên tuổi thật sự cho Su-24 lại là biến thể Su-24M được phát triển vào cuối những năm 1980 với số lượng được sản xuất từ 900-1200 chiếc cho đến khi ngưng sản xuất vào năm 1993.
Xét về khả năng tác chiến, Su-24 hoàn toàn có thể vượt mặt các đối thủ đầy tên tuổi như F-111 của Mỹ hay Panavia Tornado của châu Âu cùng thời với nó. Tuy nhiên tạo nên tên tuổi thật sự cho Su-24 lại là biến thể Su-24M được phát triển vào cuối những năm 1980 với số lượng được sản xuất từ 900-1200 chiếc cho đến khi ngưng sản xuất vào năm 1993.
Một chiếc Su-24M có thể mang theo tối đa tới 8 tấn vũ khí các loại, tuy nhiên nó chỉ thiên về tấn công mặt đất và có khả năng không chiến khá hạn chế. Thậm chí trong Chiến tranh Lạnh, Su-24M còn là nổi khiếp sợ của các tàu sân bay Mỹ với các tên lửa chống hạm mà nó có thể mang theo. Tốc độ bay của Su-24M có thể đạt tới 1.315km/h với phạm vi chiến đấu hiện quả tầm 1.200km tùy theo trang bị vũ khí.
Một chiếc Su-24M có thể mang theo tối đa tới 8 tấn vũ khí các loại, tuy nhiên nó chỉ thiên về tấn công mặt đất và có khả năng không chiến khá hạn chế. Thậm chí trong Chiến tranh Lạnh, Su-24M còn là nổi khiếp sợ của các tàu sân bay Mỹ với các tên lửa chống hạm mà nó có thể mang theo. Tốc độ bay của Su-24M có thể đạt tới 1.315km/h với phạm vi chiến đấu hiện quả tầm 1.200km tùy theo trang bị vũ khí.

GALLERY MỚI NHẤT