Điểm danh 3 kim loại độc hại có trong thực phẩm

Điểm danh 3 kim loại độc hại có trong thực phẩm

(Kiến Thức) - Asen, chì và thủy ngân là 3 kim loại nặng độc hại có thể ẩn chứa trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Những kim loại này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.
 

Xem toàn bộ ảnh
Asen là một trong những yếu tố độc hại nhất có thể được tìm thấy. Con người có thể tiếp xúc với nó thông qua thực phẩm, nước và không khí. Ảnh: wikimedia.
Asen là một trong những yếu tố độc hại nhất có thể được tìm thấy. Con người có thể tiếp xúc với nó thông qua thực phẩm, nước và không khí. Ảnh: wikimedia.
Liều lượng tối đa asen có thể chấp nhận được hàng ngày cho người là 0,05 mg/kg thể trọng. Ảnh: moitruongcasa.
Liều lượng tối đa asen có thể chấp nhận được hàng ngày cho người là 0,05 mg/kg thể trọng. Ảnh: moitruongcasa.
Người bị  ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ asen trong thời gian dài có các triệu chứng như mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai,...Ảnh: moitruong.
Người bị ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ asen trong thời gian dài có các triệu chứng như mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai,...Ảnh: moitruong.
Chì cũng là một kim loại nặng có khả năng gây độc đối với tất cả các cơ quan của cơ thể người. Ảnh: jes.
Chì cũng là một kim loại nặng có khả năng gây độc đối với tất cả các cơ quan của cơ thể người. Ảnh: jes.
Liều lượng tối đa chì (Pb) có thể chấp nhận hàng ngày cho người, do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0,005mg/kg thể trọng. Ảnh: vinmec.
Liều lượng tối đa chì (Pb) có thể chấp nhận hàng ngày cho người, do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0,005mg/kg thể trọng. Ảnh: vinmec.
Khi bị hít hay nuốt phải, sự nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ quan của cơ thể như hệ thần kinh, nội tiết, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh sản, phát triển và xương khớp. Ảnh: dantri.
Khi bị hít hay nuốt phải, sự nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ quan của cơ thể như hệ thần kinh, nội tiết, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh sản, phát triển và xương khớp. Ảnh: dantri.
Bên cạnh asen và chì, thủy ngân là kim loại nặng xuất hiện nhiều trong các loại cá biển như cá ngừ, cá kiếm,...Ảnh: vinmec.
Bên cạnh asen và chì, thủy ngân là kim loại nặng xuất hiện nhiều trong các loại cá biển như cá ngừ, cá kiếm,...Ảnh: vinmec.
Nếu phơi nhiễm thủy ngân cấp tính qua đường khí (hít phải khí thủy ngân) hoặc đường ăn uống, người bị nhiễm độc có thể có các biểu hiện bị ra mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt và tăng huyết áp. Ảnh: vinmec.
Nếu phơi nhiễm thủy ngân cấp tính qua đường khí (hít phải khí thủy ngân) hoặc đường ăn uống, người bị nhiễm độc có thể có các biểu hiện bị ra mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt và tăng huyết áp. Ảnh: vinmec.
Trẻ em bị ngộ độc có thể có má, mũi và môi đỏ hồng, rụng tóc, răng và móng, phát ban trên da trong thời gian ngắn, yếu cơ và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Ảnh: miro.
Trẻ em bị ngộ độc có thể có má, mũi và môi đỏ hồng, rụng tóc, răng và móng, phát ban trên da trong thời gian ngắn, yếu cơ và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Ảnh: miro.

GALLERY MỚI NHẤT