Điểm danh các loài hồng hạc tuyệt đẹp sinh sống trên thế giới

Điểm danh các loài hồng hạc tuyệt đẹp sinh sống trên thế giới

Họ Hồng hạc (Phoenicopteridae) gồm những loài chim có màu hồng quyến rũ, thường quần tụ thành đàn lớn để kiếm ăn ở các đầm phá hoặc hồ nước mặn.

Xem toàn bộ ảnh
 Hồng hạc lớn (Phoenicopterus roseus) cao 1,1-1,5 mét, phân bố ở châu Phi, Nam Âu và Trung Á. Đây là loài lớn nhất và phân bố rộng nhất trong họ Hồng hạc. Ảnh: eBird.
Hồng hạc lớn (Phoenicopterus roseus) cao 1,1-1,5 mét, phân bố ở châu Phi, Nam Âu và Trung Á. Đây là loài lớn nhất và phân bố rộng nhất trong họ Hồng hạc. Ảnh: eBird.
Hồng hạc châu Mỹ (Phoenicopterus ruber) cao 1,2-1,4 mét, sinh sống ở khu vực Caribbean. Chúng có kích thước hơi nhỏ hơn và bộ lông màu đậm hơn hồng hạc lớn.
Hồng hạc châu Mỹ (Phoenicopterus ruber) cao 1,2-1,4 mét, sinh sống ở khu vực Caribbean. Chúng có kích thước hơi nhỏ hơn và bộ lông màu đậm hơn hồng hạc lớn.
Hồng hạc Chile (Phoenicopterus chilensis) cao 1-1,3 mét, phân bố từ Peru đến Đất Lửa (Tierra del Fuego) ở Nam Mỹ. Điểm đặc trưng của loài hồng hạc này là đôi chân xám có đầu gối màu hồng.
Hồng hạc Chile (Phoenicopterus chilensis) cao 1-1,3 mét, phân bố từ Peru đến Đất Lửa (Tierra del Fuego) ở Nam Mỹ. Điểm đặc trưng của loài hồng hạc này là đôi chân xám có đầu gối màu hồng.
Hồng hạc nhỏ (Phoeniconaias minor) cao 80-100 cm, sinh sống ở châu Phi và phía Nam châu Á. Chúng tụ tập thành các đàn có số lượng khổng lồ trên các hồ có độ kiềm cao.
Hồng hạc nhỏ (Phoeniconaias minor) cao 80-100 cm, sinh sống ở châu Phi và phía Nam châu Á. Chúng tụ tập thành các đàn có số lượng khổng lồ trên các hồ có độ kiềm cao.
Hồng hạc Andes (Phoenicoparrus andinus) cao 1-1,1 mét, chỉ xuất hiện trong phạm vi các khu vực đai cao của dãy Andes. Loài hồng hạc có đôi chân màu vàng khác biệt này du cư từ hồ này sang hồ khác để kiếm ăn.
Hồng hạc Andes (Phoenicoparrus andinus) cao 1-1,1 mét, chỉ xuất hiện trong phạm vi các khu vực đai cao của dãy Andes. Loài hồng hạc có đôi chân màu vàng khác biệt này du cư từ hồ này sang hồ khác để kiếm ăn.
Hồng hạc James (Phoenicoparrus jamesi) cao 90-100 cm, có cùng địa bàn phân bố với họ hàng gần là hồng hạc Andes. Chúng từng bị cho là đã tuyệt chủng cho đến khi một quần thể được phát hiện năm 1956.
Hồng hạc James (Phoenicoparrus jamesi) cao 90-100 cm, có cùng địa bàn phân bố với họ hàng gần là hồng hạc Andes. Chúng từng bị cho là đã tuyệt chủng cho đến khi một quần thể được phát hiện năm 1956.
Các loài chim hồng hạc mang ít nhiều sự khác biệt về hình thái bên ngoài, nhưng đều giống nhau ở lối sống tập trung thành quần thể với số lượng có thể lên đến hàng trăm ngàn con.
Các loài chim hồng hạc mang ít nhiều sự khác biệt về hình thái bên ngoài, nhưng đều giống nhau ở lối sống tập trung thành quần thể với số lượng có thể lên đến hàng trăm ngàn con.
Mật độ của các đàn hồng hạc dày đặc đến mức chúng khó có thể cất cánh tại chỗ và thường xuyên phải chuyển vị trí vì cảm thấy bị đồng loại quấy rầy.
Mật độ của các đàn hồng hạc dày đặc đến mức chúng khó có thể cất cánh tại chỗ và thường xuyên phải chuyển vị trí vì cảm thấy bị đồng loại quấy rầy.
Với việc tập trung trên địa hình trống trải, lại có sự cảnh giác của số đông nên các loài săn mồi khó có thể tiếp cận chúng mà không bị phát hiện.
Với việc tập trung trên địa hình trống trải, lại có sự cảnh giác của số đông nên các loài săn mồi khó có thể tiếp cận chúng mà không bị phát hiện.
Ngoài ra, sống trong đàn lớn còn là điều cần thiết để hồng hạc kích thích sự sinh sản. Trong giai đoạn ve vãn, chim hồng hạc thường có các màn trình diễn theo nhóm.
Ngoài ra, sống trong đàn lớn còn là điều cần thiết để hồng hạc kích thích sự sinh sản. Trong giai đoạn ve vãn, chim hồng hạc thường có các màn trình diễn theo nhóm.
Vài ngày sau khi nở từ trứng, chim hồng hạc non đã tụ tập với nhau trong các nhóm giống như "nhà trẻ". Tại đây, chim bố mẹ cho chúng ăn chất lỏng tiết ra từ diều, gọi là sữa diều.
Vài ngày sau khi nở từ trứng, chim hồng hạc non đã tụ tập với nhau trong các nhóm giống như "nhà trẻ". Tại đây, chim bố mẹ cho chúng ăn chất lỏng tiết ra từ diều, gọi là sữa diều.
Trong thế giới loài chim, hồng hạc có cách kiếm ăn đặc biệt bằng cái mỏ giống như túi lọc. Chúng chúi đầu xuống nước để lọc tảo, phù du và tôm qua cấu trúc dạng sợi trong mỏ.
Trong thế giới loài chim, hồng hạc có cách kiếm ăn đặc biệt bằng cái mỏ giống như túi lọc. Chúng chúi đầu xuống nước để lọc tảo, phù du và tôm qua cấu trúc dạng sợi trong mỏ.
Hồng hạc non có màu trắng, mà lông chúng chỉ chuyển sang hồng khi trường thành. Sắc hồng đặc trưng này được cho là hình thành từ các sắc tố mà hồng hạc hấp thụ từ thức ăn...
Hồng hạc non có màu trắng, mà lông chúng chỉ chuyển sang hồng khi trường thành. Sắc hồng đặc trưng này được cho là hình thành từ các sắc tố mà hồng hạc hấp thụ từ thức ăn...
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

GALLERY MỚI NHẤT