Điểm danh loạt đơn vị 'góp phần' khiến nợ xấu SMC lên 1.300 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Lỗ chồng lỗ khiến SMC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng âm 550 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 58 tỷ đồng.
 

Trong quý 3/2023, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) ghi nhận doanh thu thuần hơn 3.140 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn và thu không đủ bù chi khiến SMC tiếp tục lỗ ròng 164 tỷ đồng, giảm so mức lỗ 188 tỷ của cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, SMC ghi nhận doanh thu thuần 10.574 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ. Lỗ chồng lỗ khiến SMC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng âm 550 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 58 tỷ đồng.

Theo giải trình của SMC, năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh thép nói riêng. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường dân dụng sức mua yếu và giải ngân đầu tư công chưa thực sự tích cực trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm nên nhu cầu thép trong nước giảm sút đáng kể.

Giá thép liên tục giảm và duy trì ở mức thấp do ảnh hưởng tiêu cực bởi nền kinh tế Trung Quốc cũng như tiêu thụ thép toàn cầu suy yếu.

Trong khi đó, lạm phát, lãi suất và tỷ giá vẫn ở mức cao làm cho các doanh nghiệp ngành thép hoạt động kinh doanh sản xuất gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Chi phí quản lý tăng do công ty phải trích lập các khoản dự phòng.

SMC đã tiến hành xuyên suốt từ năm 2022 các biện pháp tiết kiệm, hợp lý chi phí sản xuất, tăng cường dòng tiền thông qua việc đôn đốc, đề xuất những giải pháp để thu hồi công nợ tồn đọng. 

Diem danh loat don vi 'gop phan' khien no xau SMC len 1.300 ty dong
 

Tại thời điểm cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của SMC giảm mạnh 1.564 tỷ xuống còn 6.764 tỷ đồng. Trong đó lượng tiền mặt giảm phân nửa xuống mức 402 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng cũng giảm 26% về mức 506 tỷ đồng.

Hàng tồn kho giảm nhẹ xuống mức 1.256 tỷ đồng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 25 tỷ đồng).

Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 30% về còn 2.045 tỷ đồng, trong đó SMC phải trích dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên tới 252 tỷ đồng (gấp 5 lần đầu năm). 

Chi tiết hơn, SMC ghi nhận hơn 1.300 tỷ đồng nợ xấu, trong đó 98% là nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp có công nợ lớn tại SMC gồm Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận (440 tỷ đồng), Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley (169 tỷ đồng), Công ty TNHH The Forest City (131 tỷ đồng), CTCP Hữu Liên Á Châu (16 tỷ đồng).

Diem danh loat don vi 'gop phan' khien no xau SMC len 1.300 ty dong-Hinh-2
 Chi tiết nợ xấu của SMC 

Ghi nhận hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu là vậy, song trong cơ cấu nợ phải trả 5.627 tỷ đồng, SMC đang vay nợ tài chính ngắn hạn 2.133 tỷ đồng và dài hạn 578 tỷ đồng, giảm đáng kể so đầu kỳ. 

Tình hình kinh doanh bết bát khiến SMC vừa quyết định thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh. Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 9/2023, SMC đã cắt giảm 147 nhân sự, giảm từ mức 1.202 người của cuối năm 2022 xuống còn 1.055 người.

Trên thị trường, cổ phiếu SMC đang tiến sát về mốc 10.000 đồng/cp trong phiên sáng ngày 30/10, ghi nhận mức giảm tới gần 30% trong vòng 3 tháng qua.

SMC: Lỗ thêm 2 tỷ, công nợ nghìn tỷ với NVL gây rủi ro?

(Vietnamdaily) - SMC cũng phát sinh công nợ với Novaland khoảng 1.000 tỷ đồng gây rủi ro trích lập dự phòng và ảnh hưởng lên sức khỏe tài chính.

Trong báo cáo về CTCP Đầu tư Thương mại SMC, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, việc giá thép dài và thép phẳng đều hồi phục trong những ngày đầu năm 2023 là tín hiệu tích cực cho kết quả kinh doanh của ngành thép.

Doanh nghiệp thép SMC có lãi trở lại sau 2 quý thua lỗ trăm tỷ

(Vietnamdaily) - Thoát cảnh thua lỗ trong 2 quý liên tiếp nhưng SMC vẫn báo lãi giảm 74% trong tình cảnh khó khăn của ngành thép.

BCTC quý 1/2023 của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) cho biết doanh thu thuần trong kỳ giảm 49% so với cùng kỳ xuống 3.387 tỷ đồng, lãi gộp cũng giảm 18% về 159 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 87% lên gần 35 tỷ đồng, chi phí tài chính cũng tăng mạnh 54% so với cùng kỳ lên 96 tỷ, trong đó chi phí lãi vay 83 tỷ đồng.