Điểm danh những kẻ giả mạo lãnh đạo Công an, Quân đội lừa tiền tỷ

Điểm danh những kẻ giả mạo lãnh đạo Công an, Quân đội lừa tiền tỷ

(Kiến Thức) - Thời gian qua, nhiều vụ giả danh cán bộ công an, quân đội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã bị cơ quan điều tra các địa phương điều tra làm rõ.

Xem toàn bộ ảnh
 Giả tướng quân đội lừa 1.000 người: Ngày 26/2, Công an Hà Nội cho biết, vừa đề nghị truy tố Hoa Hữu Long (56 tuổi, trú quận Bắc Từ Liêm), Cao Thị Kim Loan (vợ Long) và 12 đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo kết luận điều tra, năm 2015, Bộ Quốc phòng có đề án tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội. Lợi dụng điều này, Long nảy ý định lừa đảo bằng cách làm giả các quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập Tập đoàn Đông Dương (phiên hiệu S10).
Giả tướng quân đội lừa 1.000 người: Ngày 26/2, Công an Hà Nội cho biết, vừa đề nghị truy tố Hoa Hữu Long (56 tuổi, trú quận Bắc Từ Liêm), Cao Thị Kim Loan (vợ Long) và 12 đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo kết luận điều tra, năm 2015, Bộ Quốc phòng có đề án tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội. Lợi dụng điều này, Long nảy ý định lừa đảo bằng cách làm giả các quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập Tập đoàn Đông Dương (phiên hiệu S10).
Long đã sắm quân tư trang của quân đội, gắn biển hiệu và quân hàm rồi tự giới thiệu bản thân là thiếu tướng. Để thực hiện các vụ lừa đảo, Long và đồng phạm phao tin S10 đang tuyển cán bộ, nhân viên cho doanh nghiệp quân đội. Tin lời "thiếu tướng" dỏm nhiều người đã nộp tổng số tiền hơn 80 tỷ cho nhóm của Long.
Long đã sắm quân tư trang của quân đội, gắn biển hiệu và quân hàm rồi tự giới thiệu bản thân là thiếu tướng. Để thực hiện các vụ lừa đảo, Long và đồng phạm phao tin S10 đang tuyển cán bộ, nhân viên cho doanh nghiệp quân đội. Tin lời "thiếu tướng" dỏm nhiều người đã nộp tổng số tiền hơn 80 tỷ cho nhóm của Long.
Đầu năm 2018, Cục Bảo vệ An ninh quân đội của Bộ Quốc phòng nhận được nhiều đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Hoa Hữu Long và đồng phạm. Cơ quan này xác định Bộ Quốc phòng không có ai là thiếu tướng Hoa Hữu Long, cũng không có Tập đoàn Đông Dương mang phiên hiệu S10 nên vụ án được bàn giao cho Công an Hà Nội.
Đầu năm 2018, Cục Bảo vệ An ninh quân đội của Bộ Quốc phòng nhận được nhiều đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Hoa Hữu Long và đồng phạm. Cơ quan này xác định Bộ Quốc phòng không có ai là thiếu tướng Hoa Hữu Long, cũng không có Tập đoàn Đông Dương mang phiên hiệu S10 nên vụ án được bàn giao cho Công an Hà Nội.
 Giả đại tá công an chiếm đoạt hơn 6 tỷ: Sau 2 tháng điều tra, ngày 26/2, Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đã làm rõ 6 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Diệp Ngọc Hà (47 tuổi, ngụ TP HCM) thực hiện chiếm đoạt hơn 6 tỷ đồng. Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Hà vào tháng 12/2019. Tại trụ sở cảnh sát, Hà khai nhận thực hiện 6 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 6 tỷ đồng ở TP HCM và các tỉnh miền Tây.
Giả đại tá công an chiếm đoạt hơn 6 tỷ: Sau 2 tháng điều tra, ngày 26/2, Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đã làm rõ 6 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Diệp Ngọc Hà (47 tuổi, ngụ TP HCM) thực hiện chiếm đoạt hơn 6 tỷ đồng. Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Hà vào tháng 12/2019. Tại trụ sở cảnh sát, Hà khai nhận thực hiện 6 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 6 tỷ đồng ở TP HCM và các tỉnh miền Tây.
Theo đó, khoảng tháng 7/2018, qua mối quan hệ xã hội, chị Đ.L.T. (34 tuổi, ngụ quận 6, TP.HCM) quen với Hà. Sau nhiều lần nói chuyện, Hà mạo nhận là chủ đầu tư dự án khu biệt thự Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Chị T. tìm hiểu, hỏi thăm Hà để mua nền nhà. Sau khi được Hà cho xem bản đồ tổng thể mặt bằng, chị T. đồng ý mua khu đất với giá hơn 4 tỷ đồng. Hà hẹn nạn nhân gặp mặt tại quán cà phê ở quận 8, ký hợp đồng mua bán.
Theo đó, khoảng tháng 7/2018, qua mối quan hệ xã hội, chị Đ.L.T. (34 tuổi, ngụ quận 6, TP.HCM) quen với Hà. Sau nhiều lần nói chuyện, Hà mạo nhận là chủ đầu tư dự án khu biệt thự Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Chị T. tìm hiểu, hỏi thăm Hà để mua nền nhà. Sau khi được Hà cho xem bản đồ tổng thể mặt bằng, chị T. đồng ý mua khu đất với giá hơn 4 tỷ đồng. Hà hẹn nạn nhân gặp mặt tại quán cà phê ở quận 8, ký hợp đồng mua bán.
Hà nói dối rằng đang công tác tại Tổng cục An ninh, Bộ Công an nên không tiện ký vào hợp đồng. Hà nhờ người thân đứng ra ký hợp đồng mua bán. Chị T. đưa cho Hà 850 triệu đồng. Một tuần sau, Hà yêu cầu nạn nhân đưa thêm 1,5 tỷ đồng để đóng thuế và làm giấy tờ, sau đó chặn số liên lạc. Bằng những thủ đoạn tương tự, từ năm 2018 đến nay Hà đã thực hiện trót lọt 6 vụ lừa hơn 6 tỷ đồng.
Hà nói dối rằng đang công tác tại Tổng cục An ninh, Bộ Công an nên không tiện ký vào hợp đồng. Hà nhờ người thân đứng ra ký hợp đồng mua bán. Chị T. đưa cho Hà 850 triệu đồng. Một tuần sau, Hà yêu cầu nạn nhân đưa thêm 1,5 tỷ đồng để đóng thuế và làm giấy tờ, sau đó chặn số liên lạc. Bằng những thủ đoạn tương tự, từ năm 2018 đến nay Hà đã thực hiện trót lọt 6 vụ lừa hơn 6 tỷ đồng.
 Người phụ nữ giả danh cục trưởng Bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Ngày 14/2, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đào Thanh Tâm (44 tuổi, trú Q5, TP HCM) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 2/2, đại tá Lê Văn Tuyến, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác đến làm việc tại Công an H.Lắk, Đắk Lắk. Lúc này, một người phụ nữ đi cùng Chủ tịch UBND H.Lắk đến chào hỏi Giám đốc Công an tỉnh và tự giới thiệu mình là đại tá Hà Phương Tường Vân, quyền Cục trưởng Cục tình báo của Bộ Công an.
Người phụ nữ giả danh cục trưởng Bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Ngày 14/2, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đào Thanh Tâm (44 tuổi, trú Q5, TP HCM) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 2/2, đại tá Lê Văn Tuyến, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác đến làm việc tại Công an H.Lắk, Đắk Lắk. Lúc này, một người phụ nữ đi cùng Chủ tịch UBND H.Lắk đến chào hỏi Giám đốc Công an tỉnh và tự giới thiệu mình là đại tá Hà Phương Tường Vân, quyền Cục trưởng Cục tình báo của Bộ Công an.
Tuy nhiên, qua truy vấn, đại tá Lê Văn Tuyến phát hiện người phụ nữ này có dấu hiệu giả mạo cấp bậc, chức vụ, nên chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh. Tâm khai nhận qua các mối quan hệ giới thiệu, tìm gặp Chủ tịch UBND H.Lắk, tự giới thiệu mình là đại tá Hà Phương Tường Vân, quyền Cục trưởng Cục tình báo của Bộ Công an để xin làm dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện này.
Tuy nhiên, qua truy vấn, đại tá Lê Văn Tuyến phát hiện người phụ nữ này có dấu hiệu giả mạo cấp bậc, chức vụ, nên chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh. Tâm khai nhận qua các mối quan hệ giới thiệu, tìm gặp Chủ tịch UBND H.Lắk, tự giới thiệu mình là đại tá Hà Phương Tường Vân, quyền Cục trưởng Cục tình báo của Bộ Công an để xin làm dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện này.
Làm việc với công an, Tâm còn khai nhận, vào năm 2018, với thủ đoạn giả danh Cục trưởng Cục An ninh Tây Bắc của Bộ Công an, Tâm được bà Trần Thị C., ở TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk ), nhờ đòi lại giúp 5 tỷ đồng bị lừa trong quá trình mua bán đất trước đó. Tâm đã yêu cầu bà C. chuyển vào tài khoản của mình 300 triệu đồng để lo việc. Sau đó, Tâm không giúp được cho bà C. mà cũng không trả lại số tiền bà C. đã chuyển. Bà C. đã làm đơn tố cáo Tâm lên cơ quan công an.
Làm việc với công an, Tâm còn khai nhận, vào năm 2018, với thủ đoạn giả danh Cục trưởng Cục An ninh Tây Bắc của Bộ Công an, Tâm được bà Trần Thị C., ở TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk ), nhờ đòi lại giúp 5 tỷ đồng bị lừa trong quá trình mua bán đất trước đó. Tâm đã yêu cầu bà C. chuyển vào tài khoản của mình 300 triệu đồng để lo việc. Sau đó, Tâm không giúp được cho bà C. mà cũng không trả lại số tiền bà C. đã chuyển. Bà C. đã làm đơn tố cáo Tâm lên cơ quan công an.
 "Nữ quái" giả danh Thượng tá quân đội lừa đảo: Ngày 16/8/2019, tại khu vực phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, các lực lượng chức năng phát hiện một phụ nữ mặc quân phục sĩ quan quân đội, đeo quân hàm Thượng tá, mang biển tên là Nguyễn Trần Vân Anh có nhiều biểu hiện nghi vấn giả danh sĩ quan quân đội. Tiến hành kiểm tra hành chính, người phụ nữ này không xuất trình được bất cứ giấy tờ nào có liên quan chứng minh bản thân là sỹ quan đang công tác trong Quân đội. Ngay sau đó, người này được đưa về trụ sở Công an phường Yên Hòa để kiểm tra, làm rõ.
"Nữ quái" giả danh Thượng tá quân đội lừa đảo: Ngày 16/8/2019, tại khu vực phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, các lực lượng chức năng phát hiện một phụ nữ mặc quân phục sĩ quan quân đội, đeo quân hàm Thượng tá, mang biển tên là Nguyễn Trần Vân Anh có nhiều biểu hiện nghi vấn giả danh sĩ quan quân đội. Tiến hành kiểm tra hành chính, người phụ nữ này không xuất trình được bất cứ giấy tờ nào có liên quan chứng minh bản thân là sỹ quan đang công tác trong Quân đội. Ngay sau đó, người này được đưa về trụ sở Công an phường Yên Hòa để kiểm tra, làm rõ.
Tại đây, người phụ nữ khai nhận là Lê Thị Phương (SN 1985; trú tại Ngọc Trạo, Bỉm Sơn, Thanh Hóa); Phương mua của một người không quen biết bộ trang phục Quân đội, cùng quân hàm, quân hiệu tại thị xã Sơn Tây, sau thường xuyên mặc bộ trang phục hàm Thượng tá Quân đội này đi để khoe, tạo dựng niềm tin nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Với thủ đoạn này, Phương đã lừa xin việc cho một người dân với số tiền 50 triệu.
Tại đây, người phụ nữ khai nhận là Lê Thị Phương (SN 1985; trú tại Ngọc Trạo, Bỉm Sơn, Thanh Hóa); Phương mua của một người không quen biết bộ trang phục Quân đội, cùng quân hàm, quân hiệu tại thị xã Sơn Tây, sau thường xuyên mặc bộ trang phục hàm Thượng tá Quân đội này đi để khoe, tạo dựng niềm tin nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Với thủ đoạn này, Phương đã lừa xin việc cho một người dân với số tiền 50 triệu.
Công an Thành phố đề nghị ai là nạn nhân của đối tượng Lê Thị Phương thì liên hệ, cung cấp thông tin qua trang facebook Công an thành phố Hà Nội.
Công an Thành phố đề nghị ai là nạn nhân của đối tượng Lê Thị Phương thì liên hệ, cung cấp thông tin qua trang facebook Công an thành phố Hà Nội.
 Giả 'thư ký lãnh đạo Bộ Công an' đi lừa hơn 5,7 tỷ đồng: Ngày 3/10/2019, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thanh Sơn (34 tuổi, trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên, TP Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 174 BLHS năm 2015.
Giả 'thư ký lãnh đạo Bộ Công an' đi lừa hơn 5,7 tỷ đồng: Ngày 3/10/2019, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thanh Sơn (34 tuổi, trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên, TP Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 174 BLHS năm 2015.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đắk Lắk, Sơn thuê sim số đẹp và khu biệt thự cao cấp ở quận Long Biên và đưa ra các thông tin gian dối, tự giới thiệu với mọi người “mình là cán bộ Công an và là thư ký của lãnh đạo Bộ Công an”, có thể lo vào các trường Công an, xin vào ngành Công an và có thể “chạy án”.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đắk Lắk, Sơn thuê sim số đẹp và khu biệt thự cao cấp ở quận Long Biên và đưa ra các thông tin gian dối, tự giới thiệu với mọi người “mình là cán bộ Công an và là thư ký của lãnh đạo Bộ Công an”, có thể lo vào các trường Công an, xin vào ngành Công an và có thể “chạy án”.
Bằng chiêu thức nói trên, Sơn đã lừa các bị hại để chiếm đoạt hơn 5,7 tỷ đồng. HĐXX đã tuyên xử Sơn 18 năm tù buộc trả lại số tiền chiếm đoạt của các bị hại.
Bằng chiêu thức nói trên, Sơn đã lừa các bị hại để chiếm đoạt hơn 5,7 tỷ đồng. HĐXX đã tuyên xử Sơn 18 năm tù buộc trả lại số tiền chiếm đoạt của các bị hại.
Xem thêm video: 5 kẻ giả danh Công an lừa đảo gây 'bão' dư luận. Nguồn: An Ninh Thế Giới.

GALLERY MỚI NHẤT