Tiêu biểu cho những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt Nam phải kể đến nỏ Liên Châu, súng Thần Công, và máy rút tiền ATM.
Nỏ Liên Châu- Cao Lỗ
Một trong những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt là nỏ Liên Châu hay còn có tên gọi khác là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ ( nỏ thần).
Nỏ Liên Châu do tướng quân Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) chế tạo dưới thời Thục Phán An Dương, nhà nước Âu Lạc. Nỏ có tác dụng bắn nhiều mũi tên một lúc, mang tính sát thương rất cao (đầu mũi tên đều bịt đồng).
Cao Lỗ là một anh hùng dân tộc thời cổ đại, là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước. Ông chính là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Nỏ Liên Châu. Ảnh: Internet. |
Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ Liên Châu (nỏ thần), bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội). Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.
Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ Liên Châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ Liên Châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Mai này nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược, công thức nỏ Liên Châu truyền ra ngoài, Gia Cat Lượng là người tiếp theo nắm được công thức làm nỏ Liên Châu và dùng nỏ này rất hữu hiệu trong chiến tranh thời Tam Quốc.
Máy ATM – Đỗ Đức Cường
Tiêu biểu nhất trong số những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt trong thời hiện đại có lẽ phải kể đến máy rút tiền ATM của Tiến sĩ Đỗ Đức Cường.
Đỗ Đức Cường ( là người Mỹ gốc Việt, sinh năm 1945 tại Đức Phổ, Quảng Ngãi, Việt Nam ) là một chuyên viên cao cấp ngành Ngân hàng ở Hoa Kỳ, ông còn được biết đến như một chuyên viên thông thạo trong nhiều lĩnh vực, cũng là Đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc và là cố vấn cao cấp ngành Ngân hàng tại Việt Nam.
Ông là một người có khả năng đặc biệt: viết một lúc hai tay bằng hai thứ tiếng Anh - Pháp.. Là cha đẻ của máy rút tiền ATM, và là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ.
Năm 1963, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam, ông được đánh giá là người có chỉ số IQ cao nhất Việt Nam thời bấy giờ. Sau đó ông được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka.
Máy rút tiền ATM. Ảnh: Internet. |
Tại Nhật, ông vừa đi học vừa đi làm cho công ty Toshiba, sau đó phía Mỹ biết được tài năng của ông và mời ông sang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.
Gặp Giám đốc ngân hàng Citibank (Mỹ) trong một buổi ca nhạc do ông tổ chức, ngay lúc đó ông nhận được một lời mời đến Citibank cùng đề nghị: “Dùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”.
Ông Đỗ Đức Cường đưa ra 20 câu hỏi buộc ông chủ của Citibank phải thừa nhận 20 cái sai của ngân hàng và từ chối lời mời làm việc. Sự nhiệt tình, thẳng thắn cùng lời cam kết sẽ ủng hộ ông “lội ngược dòng” của Tổng giám đốc đã thuyết phục ông gia nhập Citibank. Máy ATM hiện nay được sử dụng rộng rãi hầu khắp trên thế giới và là niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam .
Súng Thần Công- Hồ Nguyên Trừng
Hồ Nguyên Trừng, tự là Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông là con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh của vua Hồ Hán Thương.
Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Đầu năm 1400, cha ông lật đổ triều Trần, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.
Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh mang quân sang xâm lược nước Việt. Hồ Nguyên Trừng được giao nhiệm vụ cầm quân chống lại.Việc ông lập một phòng tuyến chống giặc bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang (Ba Vì) kéo dài theo bờ Nam Sông Đà, sông Hồng cho đến sông Ninh (Nam Hà) rồi lại tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km.
Súng Thần Công. Ảnh: Internet. |
Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo: ông cho đúc nhiều dây xích lớn chăng qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp với quân mai phục trang bị bằng hỏa lực mạnh. Ông cũng rất chú ý tới việc sáng tạo vũ khí dùng trong chiến đấu, ông huy động quân sỹ tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đã phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá mạnh.
Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn Hồ Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ" ( hay còn gọi là súng Thần Công ), tiền thân của đại pháo bây giờ, một trong những vũ khí gây sát thương rất lớn thời bấy giờ. Cùng với nỏ Liên Châu, máy rút tiền ATM, súng Thần Công là một trong những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt Nam và được thế giới ca ngợi đánh giá rất cao ngay ở thời điểm hiện tại.