Điểm danh thương hiệu smartphone Trung Quốc đang “đánh chiếm" nước Mỹ

Điểm danh thương hiệu smartphone Trung Quốc đang “đánh chiếm" nước Mỹ

Thương hiệu smartphone Trung Quốc không chỉ có Lenovo, Xiaomi, Huawei mà còn có OnePlus, LeTV và những cái tên đình đám khác.

Xem toàn bộ ảnh
 Lenovo. Lenovo là hãng sản xuất điện thoại thứ 3 trên thế giới tiến vào Mỹ sau khi mua lại Motorola vào năm ngoái. Dù tại Mỹ, những smartphone gán mác Lenovo khá hiếm và chỉ chiếm 5% thị phần nhưng đẳng cấp của nó xứng đáng để có một chỗ đứng tại xứ sở này.
Lenovo. Lenovo là hãng sản xuất điện thoại thứ 3 trên thế giới tiến vào Mỹ sau khi mua lại Motorola vào năm ngoái. Dù tại Mỹ, những smartphone gán mác Lenovo khá hiếm và chỉ chiếm 5% thị phần nhưng đẳng cấp của nó xứng đáng để có một chỗ đứng tại xứ sở này.
 Huawei.  Thương hiệu smartphone Trung Quốc này luôn có tham vọng gia nhập thị trường Hoa Kỳ và thậm chí còn thay đổi cái tên vốn khá khó đọc của mình thành một cái tên dễ phát âm hơn là “FutureWei” để dành riêng cho đất Mỹ. Nhưng việc đó cũng không giúp ích được bao nhiêu. Tuy nhiên, tham vọng của Huawei vẫn còn. Theo phát ngôn viên của Huawei, ông Bill Plummer, nhà sản xuất smartphone đứng thứ 4 thế giới lên đang kế hoạch tung ra hai chiếc smartphone dành riêng cho các nhà mạng Mỹ trong năm nay.
Huawei. Thương hiệu smartphone Trung Quốc này luôn có tham vọng gia nhập thị trường Hoa Kỳ và thậm chí còn thay đổi cái tên vốn khá khó đọc của mình thành một cái tên dễ phát âm hơn là “FutureWei” để dành riêng cho đất Mỹ. Nhưng việc đó cũng không giúp ích được bao nhiêu. Tuy nhiên, tham vọng của Huawei vẫn còn. Theo phát ngôn viên của Huawei, ông Bill Plummer, nhà sản xuất smartphone đứng thứ 4 thế giới lên đang kế hoạch tung ra hai chiếc smartphone dành riêng cho các nhà mạng Mỹ trong năm nay.
 LeTV. LeTV là một thương hiệu lớn tại Trung Quốc và chính là Netflix của Trung Hoa. Nhưng tại Mỹ, LeTV là một thương hiệu gần như vô danh. Vì vậy công ty này quyết định thuê ông JD Howard, một công dân Mỹ giữ vị trí giám đốc bộ phần di động và đặt văn phòng đại diện tại Redwood City, bang California với ý định thâm nhập vào thị trường “béo bở” này.
LeTV. LeTV là một thương hiệu lớn tại Trung Quốc và chính là Netflix của Trung Hoa. Nhưng tại Mỹ, LeTV là một thương hiệu gần như vô danh. Vì vậy công ty này quyết định thuê ông JD Howard, một công dân Mỹ giữ vị trí giám đốc bộ phần di động và đặt văn phòng đại diện tại Redwood City, bang California với ý định thâm nhập vào thị trường “béo bở” này.
 OnePlus. Dù là một công ty nhỏ mới thành lập của Trung Quốc, OnePlus đã khiến thế giới phải nể trọng khi bán được 1 triệu chiếc OnePlus One nhờ một chiến lược marketing độc đáo. Công ty này bán những chiếc điện thoại cao cấp với giá chỉ 249 USD với một điều kiện: người mua phải nhận được lời mời của công ty hoặc phải được giới thiệu bởi chủ nhân của một chiếc OnePlus khác. Điều này càng khiến thương hiệu OnePlus có thêm phần bí ẩn và gợi tò mò. Công ty này cũng chủ động thuê rất nhiên nhân viên là người châu Âu và nhắm vào các khách hàng Mỹ qua các phương tiện truyền thông xã hội với thông điệp “phản đối Samsung”.
OnePlus. Dù là một công ty nhỏ mới thành lập của Trung Quốc, OnePlus đã khiến thế giới phải nể trọng khi bán được 1 triệu chiếc OnePlus One nhờ một chiến lược marketing độc đáo. Công ty này bán những chiếc điện thoại cao cấp với giá chỉ 249 USD với một điều kiện: người mua phải nhận được lời mời của công ty hoặc phải được giới thiệu bởi chủ nhân của một chiếc OnePlus khác. Điều này càng khiến thương hiệu OnePlus có thêm phần bí ẩn và gợi tò mò. Công ty này cũng chủ động thuê rất nhiên nhân viên là người châu Âu và nhắm vào các khách hàng Mỹ qua các phương tiện truyền thông xã hội với thông điệp “phản đối Samsung”.
 ZTE. Chỉ tập trung vào các sản phẩm giá rẻ, ZTE đã có được chỗ đứng trên thị trường smartphone trả trước đang rất phát triển ở Mỹ. Công ty này dự định nâng cao vị thế của mình và trở thành nhà sản xuất smartphone thứ 3 tại Mỹ, vị trí hiện nay đang do gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc LG nắm giữ.
ZTE. Chỉ tập trung vào các sản phẩm giá rẻ, ZTE đã có được chỗ đứng trên thị trường smartphone trả trước đang rất phát triển ở Mỹ. Công ty này dự định nâng cao vị thế của mình và trở thành nhà sản xuất smartphone thứ 3 tại Mỹ, vị trí hiện nay đang do gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc LG nắm giữ.
 Xiaomi. Một đối thủ duy nhất đến từ Trung Quốc nhưng hiện không có kế hoạch cụ thể nào để bước chấn vào thị trường smartphone Mỹ chính là Xiaomi. Công ty này từng tuyên bố rất nhiều lần rằng thị trường Mỹ không nằm trên lộ trình phát triển của mình. Nhưng có lẽ điều này sẽ chẳng kéo dài lâu. Hãng smartphone phát triển nhanh nhất thế giới này vừa mở một cửa hàng trực tuyến tại Mỹ, đồng thời thuê những nhà sản xuất nói tiếng Anh và “hễ mở miệng” là lại nói chuyện mở rộng ra toàn cầu.
Xiaomi. Một đối thủ duy nhất đến từ Trung Quốc nhưng hiện không có kế hoạch cụ thể nào để bước chấn vào thị trường smartphone Mỹ chính là Xiaomi. Công ty này từng tuyên bố rất nhiều lần rằng thị trường Mỹ không nằm trên lộ trình phát triển của mình. Nhưng có lẽ điều này sẽ chẳng kéo dài lâu. Hãng smartphone phát triển nhanh nhất thế giới này vừa mở một cửa hàng trực tuyến tại Mỹ, đồng thời thuê những nhà sản xuất nói tiếng Anh và “hễ mở miệng” là lại nói chuyện mở rộng ra toàn cầu.

GALLERY MỚI NHẤT