Điểm du lịch tại Cần Thơ rộn ràng ngày giáp Tết

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024, các điểm du lịch tại Cần Thơ càng rộn ràng với không gian Tết xưa được du khách yêu thích.

Tại địa chỉ số 99, đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng có căn nhà màu tím đang là điểm đến thu hút nhiều khách trong những ngày cận Tết. Nơi đây có không gian đầy hoài niệm về Nam Bộ xưa. Ðó là nhà tranh đơn sơ nép mình bên bờ ao, sàn nước, cầu khỉ, vó sông; phía trước là những ụ rơm, nồi bánh tét, hoa mai rực sắc… Bên trong có tủ thờ, chái bếp với các vật dụng đậm chất ngày xưa.
Diem du lich tai Can Tho ron rang ngay giap Tet
 Căn nhà màu tím - điểm check-in hút khách ở Cần Thơ.
Ðể chuẩn bị chu đáo đón du khách dịp Tết, Căn nhà màu tím được chăm chút tỉ mỉ từ vật dụng cho đến không gian. Hiện nay, lượng khách đến Căn nhà màu tím bình quân vài trăm khách mỗi ngày, đông nhất là cuối tuần từ 1.000-2.000 khách.
Trong khi đó, vào những ngày này, du khách đến cồn Sơn (Cần Thơ) cũng có thể trải nghiệm không gian Tết xưa với hành trình Ký ức Tết xưa. Ðây là chương trình tái hiện là những hoạt động thường có mỗi khi Tết đến xuân về ở làng quê miền Tây Nam Bộ. Ðiểm đặc biệt là du khách có thể cùng người dân tại đây tham gia nhiều hoạt động chuẩn bị đón Tết, như: sên mứt, gói bánh tét, tát đìa ăn Tết…
Không gian Tết xưa đang được các điểm du lịch tại Cần Thơ chú trọng đầu tư và xem đó như là hoạt động điểm nhấn để thu hút du khách. Ví như tại khu làng nghề trong Làng du lịch Mỹ Khánh (335 Lộ vòng cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Ðiền), du khách có thể trải nghiệm làm hủ tiếu, kẹo dừa, mứt Tết.
Có thể thấy các điểm đến ở Cần Thơ đang rất chú trọng đầu tư không gian Tết xưa. Không dừng lại ở tạo tiểu cảnh để du khách chụp ảnh, check-in; mà qua đó các điểm du lịch còn lồng ghép trải nghiệm, quảng bá những nét đặc trưng văn hóa trong phong tục tập quán đón Tết truyền thống, tạo điểm nhấn rất hấp dẫn du khách.
*Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Người xưa kiêng 10 điều trong Tết Nguyên đán để xua rủi rước may?

Vào dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc tránh làm vỡ bát đĩa, đồ gốm hay thủy tinh, không quét dọn nhà cửa, kiêng vay tiền, đòi nợ... để cả năm may mắn.

Nguoi xua kieng 10 dieu trong Tet Nguyen dan de xua rui ruoc may?
 Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Vì vậy, trong dịp này, họ thực hiện nhiều điều kiêng kị nhằm có một năm may mắn, thuận lợi. Một trong số đó là không gội đầu hoặc cắt tóc. Theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, những việc làm trên thực hiện vào ngày đầu năm mới đồng nghĩa với việc bạn tự “rửa trôi”, “cắt” đi may mắn, thịnh vượng của bản thân.

Chi tiết bất ngờ về đêm giao thừa trong Tử Cấm Thành Trung Quốc

Trong Tử Cấm Thành, nơi cư trú của các vị vua nhà Thanh, những phong tục đặc sắc được thực hiện trong dịp Tết Nguyên Đán thể hiện địa vị cao quý của hoàng thân.

Chi tiet bat ngo ve dem giao thua trong Tu Cam Thanh Trung Quoc
Trong đêm giao thừa, Hoàng đế mặc chiếc áo long bào màu vàng tươi với hình rồng và 12 đồ trang trí. Áo khoác lông thú, vương miện, và chuỗi hạt trang trí đều tượng trưng cho sức mạnh và quốc gia thịnh vượng. 

Công viên bờ sông Sài Gòn trồng thêm 20.000 cây hướng dương

Để phục vụ du khách tham quan vào dịp năm mới, khoảng 20.000 cây hoa hướng dương mới được đơn vị thi công mang ra bờ sông Sài Gòn để trồng bổ sung, dự kiến đợt hoa này sẽ bung nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Cong vien bo song Sai Gon trong them 20.000 cay huong duong

Sau thời gian cải tạo, bờ sông dọc theo đường Nguyễn Thiện Thành từ hầm Thủ Thiêm đến cầu Ba Son đã được san lấp mặt bằng, trồng cây xanh, làm công viên. Những ngày qua, tại công viên bờ sông Sài Gòn, các công nhân tất bật bứng hoa hướng dương, sắp xếp lại vườn hoa để chuẩn bị trồng bổ sung 20.000 cây hoa mới chào đón Tết nguyên đán Giáp Thìn đang đến gần. 

Cong vien bo song Sai Gon trong them 20.000 cay huong duong-Hinh-2

Sau ngày khánh thành, mở cửa đón khách, hiện nay công viên còn nhiều hạng mục quan trọng vẫn đang được hàng trăm nhân công hoàn thiện từng ngày.

Tin mới