"Điểm" loạt bò sát kỳ thú nhất Việt Nam

"Điểm" loạt bò sát kỳ thú nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Những đại diện loài bò sát kỳ thú trong tự nhiên hoang dã Việt Nam khiến cho ai cũng cảm thấy kinh ngạc, không thể không kể đến như thằn lằn bóng thiên thần, thằn lằn rắn...

Xem toàn bộ ảnh
Thằn lằn bóng thiên thần (Lygosoma angeli) có những hàng vảy xếp đều phản chiếu lung linh dưới ánh nắng mặt trời sau những cơn mưa dài khiến chúng phải điều tiết thân nhiệt bằng cách phơi nắng. Với thân hình thuôn dài, có 30 hàng vẩy quanh giữa thân,  loài bò sát này thật xứng danh thiên thần.
Thằn lằn bóng thiên thần (Lygosoma angeli) có những hàng vảy xếp đều phản chiếu lung linh dưới ánh nắng mặt trời sau những cơn mưa dài khiến chúng phải điều tiết thân nhiệt bằng cách phơi nắng. Với thân hình thuôn dài, có 30 hàng vẩy quanh giữa thân, loài bò sát này thật xứng danh thiên thần.
Thằn lằn bóng chân ngắn (Lygosoma quadrupes) là một loài thằn lằn vô hại với tứ chi rất yếu không đủ sức để nhấc nổi thân hình vừa dài vừa nặng của chính nó mà phải trườn trên mặt các thảm mục của rừng. Chúng có lớp áo giáp sừng bóng lộn, chắc chắn với hàng ngàn chiếc vảy nhỏ li ti.
Thằn lằn bóng chân ngắn (Lygosoma quadrupes) là một loài thằn lằn vô hại với tứ chi rất yếu không đủ sức để nhấc nổi thân hình vừa dài vừa nặng của chính nó mà phải trườn trên mặt các thảm mục của rừng. Chúng có lớp áo giáp sừng bóng lộn, chắc chắn với hàng ngàn chiếc vảy nhỏ li ti.
Thằn lằn rắn Sôlốpky (Ophisaurus sokolovi) có màu nâu nhạt và những hang vảy dọc khá đồng đều xếp dọc theo thân. Dù loài này không có chân nhưng trườn và lẩn trốn nhanh như điện chui vào các đám thảm mục thực vật mỗi khi cảm nhận thấy bị đe doạ. Khi bị bắt, chúng giả vờ chết bằng cách nhắm mắt và thân hình mềm nhũn, thõng thượt chờ sơ hở trốn thoát. Loài này xuất hiện ở các dãy núi cao thuộc miền trung Việt Nam từ Huế đến Lâm Đồng.
Thằn lằn rắn Sôlốpky (Ophisaurus sokolovi) có màu nâu nhạt và những hang vảy dọc khá đồng đều xếp dọc theo thân. Dù loài này không có chân nhưng trườn và lẩn trốn nhanh như điện chui vào các đám thảm mục thực vật mỗi khi cảm nhận thấy bị đe doạ. Khi bị bắt, chúng giả vờ chết bằng cách nhắm mắt và thân hình mềm nhũn, thõng thượt chờ sơ hở trốn thoát. Loài này xuất hiện ở các dãy núi cao thuộc miền trung Việt Nam từ Huế đến Lâm Đồng.
Thằn lằn rắn hác (Ophisaurus harti) là loài thằn lằn không chân rất xinh đẹp. Cơ thể chúng có màu nâu đỏ nhạt với các vạch ngang màu xanh trên lưng. Nếu chỉ nhìn thoáng chúng trườn bò trong các đám lá mục, bạn có thể giật mình vì không thể xác định được là thằn lằn hay rắn độc. Chúng sống chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam và nơi có độ cao từ 1400m trở lên.
Thằn lằn rắn hác (Ophisaurus harti) là loài thằn lằn không chân rất xinh đẹp. Cơ thể chúng có màu nâu đỏ nhạt với các vạch ngang màu xanh trên lưng. Nếu chỉ nhìn thoáng chúng trườn bò trong các đám lá mục, bạn có thể giật mình vì không thể xác định được là thằn lằn hay rắn độc. Chúng sống chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam và nơi có độ cao từ 1400m trở lên.
Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) có họ hàng với thạch sung đuôi thùy ba vạch được phát hiện ở Đồng Nai và đảo Phú Quốc. Loài này có kích thước nhỏ và các riềm đuôi hơi hướng về phía sau, không có các nốt sần lớn trên lưng, và ngón chân trước tách hẳn khỏi lớp da. Thân mảnh hơn và ít hoa văn hơn.
Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) có họ hàng với thạch sung đuôi thùy ba vạch được phát hiện ở Đồng Nai và đảo Phú Quốc. Loài này có kích thước nhỏ và các riềm đuôi hơi hướng về phía sau, không có các nốt sần lớn trên lưng, và ngón chân trước tách hẳn khỏi lớp da. Thân mảnh hơn và ít hoa văn hơn.
Hoa văn trên cơ thể thạch sùng đuôi thùy ba vạch gồm từng dải đen, nâu, trắng mốc vòng quanh cơ thể. Khi bị đứt đuôi tái sinh lại, mảng da dài kéo đến tận chót đuôi của loài này nhìn rất gớm ghiếc.
Hoa văn trên cơ thể thạch sùng đuôi thùy ba vạch gồm từng dải đen, nâu, trắng mốc vòng quanh cơ thể. Khi bị đứt đuôi tái sinh lại, mảng da dài kéo đến tận chót đuôi của loài này nhìn rất gớm ghiếc.
Thạch sùng đuôi thùy ba vạch (Ptychozoon trinotaterra) thường bám dính vào thân cây gỗ mục ở trong rừng. Cơ thể loài này có nhiều các nốt sần lớn trên lưng, ngón chân trước và bàn chân sau liền vào lớp da ở hầu khắp các ngón.
Thạch sùng đuôi thùy ba vạch (Ptychozoon trinotaterra) thường bám dính vào thân cây gỗ mục ở trong rừng. Cơ thể loài này có nhiều các nốt sần lớn trên lưng, ngón chân trước và bàn chân sau liền vào lớp da ở hầu khắp các ngón.
Mời quý vị xem video: Kinh dị cảnh thằn lằn nuốt rết khổng lồ

GALLERY MỚI NHẤT