Điểm mặt các nguyên nhân khiến nam giới vô sinh

Tiếp xúc thuốc trừ sâu, kim loại nặng, tia xạ, nhiệt độ; lạm dụng thuốc kích thích phát triển cơ; nghiện rượu, thuốc lá... tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân, cho biết, khoảng 15% các cặp vợ chồng bị vô sinh và nam giới có liên quan đến một nửa các nguyên nhân vô sinh. Do vậy, điều trị vô sinh phải bao gồm người chồng, người vợ hoặc cả hai.

Diem mat cac nguyen nhan khien nam gioi vo sinh
ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân, khuyến nghị khi gặp vấn đề về cương hoặc xuất tinh, rối loạn về tình dục khác; đau, khó chịu, sưng, khối u vùng tinh hoàn…, nam giới nên đi khám sớm. 

Các nguyên nhân gây vô sinh có thể do các bệnh lý ở nam giới như giãn tĩnh mạch tinh; nhiễm trùng; xuất tinh ngược dòng; không xuất tinh; kháng thể kháng tinh trùng; u bướu; tinh hoàn ẩn; rối loạn nội tiết; khiếm khuyết ống dẫn tinh…

Ngoài ra, sự căng thẳng, bực bội trong cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng đến sự có con của nam giới.

Một vài trường hợp vô sinh nam có thể phát hiện bệnh lý di truyền, bất thường cơ quan sinh dục, những dấu hiệu tắc nghẽn khi khám tinh hoàn.

Các triệu chứng cảnh báo vô sinh ở nam giới còn bao gồm: các rối loạn trong hoạt động tình dục (khó đạt cảm giác cực khoái - khó xuất tinh, khó duy trì sự cương cứng khi giao hợp - rối loạn cương); sưng, đau, khối u trong tinh hoàn; sự bất thường về hình dáng cơ thể, sự phân bố lông…

“Nam giới nếu không có con sau một năm chung sống, không sử dụng các biện pháp ngừa thai, nên đi khám chuyên khoa về nam khoa hoặc vô sinh. Bên cạnh đó, khi có các vấn đề về cương hoặc xuất tinh, các rối loạn về tình dục khác; đau, khó chịu, sưng, khối u vùng tinh hoàn…, cũng nên đi khám sớm,” BS Mai Bá Tiến Dũng khuyến nghị.

Yếu tố nguy cơ vô sinh ở nam giới

Tuổi trên 35; nghiện thuốc lá, nghiên rượu; thừa cân hoặc thiếu cân; đang bị viêm nhiễm hoặc đã từng bị viêm nhiễm; tiếp xúc chất độc, nhiệt; tiền sử gia đình liên quan đến vô sinh (bố mẹ, họ hàng); mắc bệnh mạn tính, u bướu, phẫu thuật vùng chậu - bẹn, xạ trị…

  

Mời độc giả xem thêm video Kết hôn không sinh con: Có ích kỉ trong cuộc sống hiện đại? ( Nguồn: VTV).

Nguy nguy cơ ung thư vú, vô sinh nam từ giấy ướt

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, chất paraben dùng để bảo quản khăn giấy đã được cho có liên quan đến nguy cơ ung thư vú, vô sinh nam, mất cân bằng nội tiết...

Nghi ngờ da mặt ngứa, sần sùi, khó chịu vì giấy ướt 
Chị Nguyễn Bích Hòa (Mai Động, Hà Nội) phản ánh, sau khi sử dụng xong một tờ giấy ướt mới mua thì cảm thấy da mặt có biểu hiện khó chịu như sần sùi, ngứa. Không nghĩ do khăn tẩy trang gây ra nên chị đi rửa mặt bằng nước lạnh, khoảng vài tiếng sau thấy dễ chịu hơn. Nhưng đến chiều hôm đó chị dùng lại giấy ướt đã mua thì cảm giác tương tự buổi sáng xảy ra. "Bằng cảm quan tôi thấy giấy ướt vẫn có màu sắc bình thường, không có đốm đen của nấm mốc, mùi vẫn thơm... Từ trước đến nay tôi sử dụng giấy ướt của một số hãng để vệ sinh mặt nhưng không ảnh hưởng gì", chị Hòa chia sẻ. 

Nhiều quý ông vô sinh vì nhiễm khuẩn độc mà không biết

(Kiến Thức) - Nhiều quý ông vô sinh do nhiễm Ureaplasma urealyticum, loại vi khuẩn lây qua đường tình dục mà không hề có triệu chứng.

Hỏi: Chúng tôi lấy nhau hơn 2 năm chưa có con, đi khám được phát hiện nhiễm ureaplasma urealyticum. Xin tòa soạn cho biết, biểu hiện của việc lây nhiễm vi khuẩn này là gì? Vi khuẩn này có phải là tác nhân gây vô sinh hay không? - Nguyễn Hoài Sơn (Nam Định).
Nhieu quy ong vo sinh vi nhiem khuan doc ma khong biet
 Không triệu chứng vẫn vô sinh vì... nhiễm khuẩn độc. Ảnh minh họa.

Tin mới