Điểm mặt các tàu chiến do Việt Nam tự đóng

Điểm mặt các tàu chiến do Việt Nam tự đóng

(Kiến Thức) - Trong những năm qua, ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của nước ta đã đạt bước đột phá lớn với việc đóng thành công tàu pháo, tàu tên lửa hiện đại.

Xem toàn bộ ảnh
Đi đầu trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam là 4 cái tên: Công ty đóng tàu Hồng Hà (Z173); Công ty đóng tàu 189; Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son và Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu. Cả 4 đơn vị này đều trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Những năm qua, các đơn vị này đã đóng mới thành công nhiều loại tàu chiến đấu, tàu tuần tra biển, tàu vận tải đổ bộ hiện đại trang bị cho hải quân và cảnh sát biển làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
Đi đầu trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam là 4 cái tên: Công ty đóng tàu Hồng Hà (Z173); Công ty đóng tàu 189; Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son và Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu. Cả 4 đơn vị này đều trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Những năm qua, các đơn vị này đã đóng mới thành công nhiều loại tàu chiến đấu, tàu tuần tra biển, tàu vận tải đổ bộ hiện đại trang bị cho hải quân và cảnh sát biển làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
Một trong những thành tựu mới nhất và mang nhiều sự đột phá nhất của công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đó là Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son đã đóng thành công ít nhất 2 tàu hộ tống tên lửa Molniya Project 12418 dựa theo giấy phép sản xuất từ Nga. Và tất nhiên là có một phần sự hỗ trợ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, cung cấp linh kiện của Nga. Molniya Project 12418 là tàu chiến rất mạnh trong tác chiến chống tàu mặt nước với trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran và hệ thống pháo tự động hiện đại.
Một trong những thành tựu mới nhất và mang nhiều sự đột phá nhất của công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đó là Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son đã đóng thành công ít nhất 2 tàu hộ tống tên lửa Molniya Project 12418 dựa theo giấy phép sản xuất từ Nga. Và tất nhiên là có một phần sự hỗ trợ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, cung cấp linh kiện của Nga. Molniya Project 12418 là tàu chiến rất mạnh trong tác chiến chống tàu mặt nước với trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran và hệ thống pháo tự động hiện đại.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ Nga, Việt Nam đã tự thiết kế và đóng mới thành công tàu pháo hiện đại. Điển hình là tàu pháo TT400TP do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Z173) thiết kế, chế tạo với chi phí một chiếc chỉ vào khoảng 1 triệu USD. TT400TP được trang bị hệ thống vũ khí tự động gồm pháo 76,2mm, pháo phòng không AK-630 6 nòng cỡ 30mm và súng máy 14,5mm phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…
Bên cạnh sự hỗ trợ từ Nga, Việt Nam đã tự thiết kế và đóng mới thành công tàu pháo hiện đại. Điển hình là tàu pháo TT400TP do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Z173) thiết kế, chế tạo với chi phí một chiếc chỉ vào khoảng 1 triệu USD. TT400TP được trang bị hệ thống vũ khí tự động gồm pháo 76,2mm, pháo phòng không AK-630 6 nòng cỡ 30mm và súng máy 14,5mm phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…
Trong lĩnh vực đóng tàu đổ bộ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, các công ty đóng tàu của ta đã tự thiết kế, đóng mới thành công tàu đổ bộ từ vài chục tấn tới vài trăm tấn. Trong ảnh là tàu đổ bộ “há mồm” cỡ 600 tấn do Việt Nam tự đóng mới và đã đưa vào trang bị.
Trong lĩnh vực đóng tàu đổ bộ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, các công ty đóng tàu của ta đã tự thiết kế, đóng mới thành công tàu đổ bộ từ vài chục tấn tới vài trăm tấn. Trong ảnh là tàu đổ bộ “há mồm” cỡ 600 tấn do Việt Nam tự đóng mới và đã đưa vào trang bị.
Tàu đổ bộ cỡ nhỏ ST-2300 do Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 80 tấn, toàn tải là 153 tấn, tốc độ 12 hải lý/h. Tàu có thể làm nhiệm vụ vận chuyển bộ đội, binh khí kỹ thuật, hàng hóa.
Tàu đổ bộ cỡ nhỏ ST-2300 do Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 80 tấn, toàn tải là 153 tấn, tốc độ 12 hải lý/h. Tàu có thể làm nhiệm vụ vận chuyển bộ đội, binh khí kỹ thuật, hàng hóa.
Tàu đổ bộ trung đội ST-1200 do Công ty đóng tàu 189 đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST-1200 dài 12,8m, rộng 3,1m, chở được 1 xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa.
Tàu đổ bộ trung đội ST-1200 do Công ty đóng tàu 189 đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST-1200 dài 12,8m, rộng 3,1m, chở được 1 xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa.
Ngoài việc đóng tàu chiến đấu, tàu đổ bộ cho hải quân, các doanh nghiệp đóng tàu quân sự còn thực hiện thiết kế, chế tạo tàu tuần tra cho Cảnh sát biển. Hiện nay, hầu như toàn bộ các tàu tuần tra của cảnh sát biển đều được đóng trong nước gồm: tàu tuần tra TT-120/200/400 (con số tương đương lượng giãn nước) do Công ty Hồng Hà đóng; tàu vận tải/tìm kiếm cứu nạn cỡ 1.200 tấn do Xí nghiệp Sông Thu đóng; tàu tuần tra ven biển cỡ lớn DN-2000 do Công ty 189 đóng.
Ngoài việc đóng tàu chiến đấu, tàu đổ bộ cho hải quân, các doanh nghiệp đóng tàu quân sự còn thực hiện thiết kế, chế tạo tàu tuần tra cho Cảnh sát biển. Hiện nay, hầu như toàn bộ các tàu tuần tra của cảnh sát biển đều được đóng trong nước gồm: tàu tuần tra TT-120/200/400 (con số tương đương lượng giãn nước) do Công ty Hồng Hà đóng; tàu vận tải/tìm kiếm cứu nạn cỡ 1.200 tấn do Xí nghiệp Sông Thu đóng; tàu tuần tra ven biển cỡ lớn DN-2000 do Công ty 189 đóng.
Trong ảnh là tàu tuần tra TT400 do Công ty Hồng Hà đóng, con tàu có lượng giãn nước khoảng 400 tấn, trang bị hệ thống máy móc điện tử hiện đại, tính tự động hóa cao.
Trong ảnh là tàu tuần tra TT400 do Công ty Hồng Hà đóng, con tàu có lượng giãn nước khoảng 400 tấn, trang bị hệ thống máy móc điện tử hiện đại, tính tự động hóa cao.
Các tàu tuần tra TT120/200/400 đều có vũ trang với pháo 2 nòng cỡ 25mm.
Các tàu tuần tra TT120/200/400 đều có vũ trang với pháo 2 nòng cỡ 25mm.
Trong ảnh là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam DN-2000 do Công ty đóng tàu 189 thực hiện dưới sự trợ giúp của Tập đoàn Damen Hà Lan. Con tàu có lượng giãn nước dài 2.100 tấn, dài 90m, rộng 14m, tốc độ 21 hải lý/h. Đặc biệt, đây là chiếc tàu đầu tiên của cảnh sát biển có sân đỗ trực thăng.
Trong ảnh là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam DN-2000 do Công ty đóng tàu 189 thực hiện dưới sự trợ giúp của Tập đoàn Damen Hà Lan. Con tàu có lượng giãn nước dài 2.100 tấn, dài 90m, rộng 14m, tốc độ 21 hải lý/h. Đặc biệt, đây là chiếc tàu đầu tiên của cảnh sát biển có sân đỗ trực thăng.