Xem toàn bộ ảnh
Một trong những "sát thủ diệt tăng" nguy hiểm nhất hiện tại của thế giới chính là trực thăng tấn công Apache AH-64 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: Expo |
Đây được đánh giá là loại trực thăng chiến đấu tốt nhất trong lịch sử, nó có số giờ bay chiến đấu cao nhất so với tất cả mọi loại trực thăng chiến đấu từ trước tới nay. Nguồn ảnh: Expo |
Hiện tại, Apache AH-64 được sử dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia không thuộc NATO. Nguồn ảnh: Expo |
Tiếp đến là trực thăng "Cá Sấu" Ka-52 của Nga. Đây là loại trực thăng đồng trục, được phát triển từ thời Liên Xô, tới năm 1995, Nga chính thức đưa Ka-52 vào biên chế chính thức. Nguồn ảnh: Expo |
Sử dụng cơ cấu cánh quạt nâng đồng trục cực độc, trực thăng Ka-52 "Aligator" này của Nga có khả năng cơ động ở độ cao thấp rất tốt, kèm theo đó là dàn hỏa lực không thể nguy hiểm hơn. Nguồn ảnh: Expo |
Một loại trực thăng khác của Nga cũng được coi là sát thủ diệt tăng nguy hiểm bậc nhất thế giới đó chính là loại trực thăng tấn công Mi-28N. Nguồn ảnh: Expo |
Khả năng chống xe tăng của Mi-28N đến từ hệ thống kiểm soát bay, cho phép chiếc trực thăng này có được độ cơ động cực kỳ đáng nể và chính xác cao, kết hợp với đó là các loại tên lửa chống tăng tầm xa. Nguồn ảnh: Expo |
Nếu như trực thăng Apache AH-64 của Mỹ là loại trực thăng tấn công có số giờ tham chiến nhiều nhất thế giới thì loại trực thăng có số giờ tham chiến nhiều thứ hai thế giới chính là chiếc AH-1 Cobra. Nguồn ảnh: Expo |
Ra đời từ năm 1967, loại trực thăng tấn công này đã tham chiến suốt nửa thế kỷ qua và xuất hiện trong lực lượng Không quân của nhiều quốc gia trên thế giới, đóng góp hỏa lực vào nhiều cuộc chiến hơn bất cứ loại trực thăng nào khác trong danh sách này. Nguồn ảnh: Expo |
Một loại trực thăng ít tên tuổi hơn nhưng cũng không kém phần nguy hiểm so với các đàn anh kể trên đó chính là loại EC 665 Eurocopter Tiger được sản xuất dưới sự kết hợp của Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Expo |
Ra đời từ năm 2003 tới nay, các trực thăng Tiger này hiện đang phục vụ với số lượng khá hạn chế trong các lực lượng Không quân của Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Australia. Nguồn ảnh: Expo |
Một loại trực thăng mới cứng của Ấn Độ cũng xuất hiện trong danh sách này, đó là loại trực thăng hạng nhẹ HAL do nước này tự phát triển. Nguồn ảnh: Expo |
Ra đời từ năm 2010, hiện tại các trực thăng HAL vẫn trong giai đoạn sản xuất hàng loạt và phía Ấn Độ đã đặt hàng tổng cộng khoảng 180 trực thăng loại này để bổ sung vào biên chế của mình. Nguồn ảnh: Expo |
Không kém phần nguy hiểm đó là trực thăng tấn công của Nam Phi mang tên Denel Rooivalk. Đây là loại trực thăng được Nam Phi tự thiết kế và sản xuất trong giai đoạn từ năm 1990 tới 2007. Nguồn ảnh: Expo |
Mẫu trực thăng này được phát triển dựa trên thiết kế ban đầu của trực thăng vận tải Atlas Oryx - một loại trực thăng vốn được phát triển từ mẫu Aerospatiale SA 330 Puma. Nguồn ảnh: Expo |
Nhắc đến các loại trực thăng tấn công diệt tăng không thể không nhắc tới "sát thủ diệt tăng" do Trung Quốc sản xuất và quảng cáo, đó là mẫu Z-10. Nguồn ảnh: Expo |
Ra đời từ năm 2003 và được sản xuất liên tục tới tận thời điểm hiện tại, các trực thăng tấn công Z-10 hiện tại đang được sử dụng bởi Trung Quốc và Pakistan. Nguồn ảnh: Expo |
Đứng cuối cùng trong danh sách này chính là Mi-24 - một trong những trực thăng tấn công nguy hiểm bậc nhất mà Nga hiện đang có trong tay. Nguồn ảnh: Expo |
Ra đời từ năm 1982, loại trực thăng do Liên Xô sản xuất này đến nay đã chứng tỏ được sức mạnh vượt trội của mình và phục vụ trong không quân nhiều nước trên thế giới bao gồm Nga, Algerian và cả Iraq. Nguồn ảnh: Expo |
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh trực thăng tấn công Apache tham chiến.